Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế Việt Nam về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc thì vắc-xin BCG là vắc-xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ sơ sinh.
Ngoài độ tuổi sơ sinh, trẻ em và người lớn dưới 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao (TB) cũng có thể tiêm chủng trong một số trường hợp đặc biệt theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, các trường hợp từ 1 tuổi trở lên cần rất thận trọng và cân nhắc chỉ định vắc-xin BCG vì nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm chủng thường tăng cao và không có bằng chứng cho thấy vắc-xin BCG hoạt động ở những người trên 35 tuổi.
1. Tiêm vắc-xin phòng lao cho trẻ dưới 16 tuổi
Nên tiêm vắc-xin phòng lao cho trẻ từ sơ sinh cho đến 1 tuổi nếu được sinh ra ở nơi có tỷ lệ bệnh lao cao, hoặc quê hương của ông bà, cha mẹ đã từng sinh sống trước đây thuộc những khu vực này. Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi và thanh thiếu niên dưới 16 tuổi, nên tiêm vắc-xin phòng lao cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao, bao gồm:
- Trẻ trên 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao nhưng không được chủng ngừa khi còn nhỏ;
- Thanh thiếu niên dưới 16 tuổi sinh sống tại nơi có bệnh lao lan rộng hoặc có quê hương thuộc khu vực đó;
- Thanh thiếu niên dưới 16 tuổi đã tiếp xúc gần gũi với người bệnh lao phổi.
2. Tiêm vắc-xin phòng lao cho người lớn từ 16 - 35 tuổi
Vắc-xin BCG thường không được khuyến cáo cho thanh thiếu niên trên 16 tuổi vì vắc-xin sẽ không hoạt động tốt ở người lớn. Hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu chứng minh được tính hiệu quả của vắc-xin phòng lao ở người lớn trên 35 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng lao cho người từ 16 - 35 tuổi có nguy cơ bị phơi nhiễm lao. Nhóm đối tượng bao gồm:
- Nhân viên phòng thí nghiệm phải tiếp xúc với mẫu máu, nước tiểu và tế bào mô;
- Nhân viên thú y hoặc làm các công việc liên quan đến động vật dễ mắc bệnh lao, chẳng hạn như công nhân lò mổ gia súc hoặc người chăm sóc khỉ;
- Cán bộ trại giam tiếp xúc trực tiếp với tù nhân;
- Người sống chung trong các khu nhà trọ cho người vô gia cư;
- Tình nguyện viên làm việc trong các cơ sở cho người tị nạn và người xin tị nạn;
- Đội ngũ nhân viên y tế nói chung.
- Ngoài ra, vắc-xin BCG cũng được khuyến nghị cho những du khách dưới 16 tuổi sẽ sống chung với người dân địa phương trong hơn 3 tháng ở khu vực có tỷ lệ mắc lao cao hoặc nguy cơ mắc lao đa kháng thuốc cao.
3. Xét nghiệm trước khi tiêm vắc-xin phòng lao
Cần đánh giá về nguy cơ mắc bệnh lao trước khi tiêm vắc-xin BCG cho bản thân hoặc con cái nếu ngoài độ tuổi sơ sinh. Nếu không có nguy cơ bị nhiễm thì có thể không cần tiêm vắc-xin phòng lao. Đối với người có nguy cơ, cần kiểm tra tình trạng bị nhiễm trực khuẩn lao hoặc có kháng thể kháng lao tự nhiên thông qua xét nghiệm da tuberculin (còn gọi là xét nghiệm Mantoux) hoặc xét nghiệm kháng thể kháng lao.
Xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao sẽ được thực hiện trước khi tiêm vắc-xin BCG cho những đối tượng sau:
- Từ 6 tuổi trở lên;
- Trẻ em dưới 6 tuổi có tiền sử cư trú kéo dài (hơn 3 tháng) tại một quốc gia có tỷ lệ mắc lao cao;
- Người đã tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân lao;
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh lao trong vòng 5 năm qua.
Xét nghiệm Mantoux đánh giá mức độ nhạy cảm của cơ thể với một chất gọi là dẫn xuất protein tinh khiết tuberculin (PPD) khi tiêm vào trong da. Sau khi tiêm 48-72 giờ, người ta sẽ đo đường kính của sẩn (vùng cứng) trên da cẳng tay chỗ tiêm tính bằng milimet, phản ứng càng lớn, càng có nhiều khả năng bị nhiễm hoặc mắc bệnh lao. Kết quả được xem là có nguy cơ khi kích thước sẩn là 5mm, 10mm, 15mm tùy từng đối tượng nguy cơ. Trong trường hợp này, không nên tiêm vắc-xin BCG, vì nó sẽ có thể gây ra tác dụng phụ nặng hơn hoặc không có khả năng phòng bệnh. Nếu bạn có kết quả Mantoux dương tính mạnh, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên sâu về bệnh lao để đánh giá thêm tình trạng nhiễm bệnh để điều trị. Nếu xét nghiệm Mantoux âm tính, bạn có thể tiêm vắc-xin BCG.
Ngoài ra, có thể xét nghiệm máu đánh giá kháng thể kháng lao IgG và IgM, nếu kháng thể dương tính cũng không tiêm vắc-xin BCG.
4. Đối tượng không nên tiêm vắc-xin phòng lao
Vắc-xin BCG không được khuyến cáo cho những đối tượng sau:
- Những người đã được chủng ngừa BCG;
- Những người có tiền sử bệnh lao;
- Những người có xét nghiệm da tuberculin dương tính (Mantoux) hoặc kháng thể kháng lao dương tính;
- Những người đã có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng trước đó như phản ứng phản vệ với bất kỳ chất nào được sử dụng trong vắc-xin;
- Trẻ em dưới 2 tuổi bị nghi ngờ hoặc xác nhận mắc bệnh lao hoặc có virus lao hoạt động;
- Những người có tình trạng nhiễm trùng da tại vị trí tiêm vắc-xin;
- Những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh nhân bị AIDS, trẻ sơ sinh có biểu hiện giả định HIV nặng, trẻ đang điều trị bằng các phương pháp điều trị như hóa trị liệu hoặc thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc chứa steroid... hoặc những người sử dụng kháng thể Imunoglobin như IVIG, Pentaglobin dưới 3 tháng;
- Những người bị ung thư bạch cầu, tủy xương hoặc các hạch bạch huyết, chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch;
- Những người không có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe (nên tiêm vắc-xin khi hồi phục về sức khỏe);
- Phụ nữ mang thai.
5. Vai trò của tiêm vắc-xin phòng lao
Vắc-xin phòng lao được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta là sản phẩm thuộc Viện vắc-xin và sinh phẩm Y tế tại Việt Nam. Nhờ sản xuất từ chủng vi khuẩn sống của Calmette - Guérin (Bacillus de Calmette - Guérin: BCG), loại vắc-xin này có tác dụng phòng bệnh lao rất mạnh và còn giữ được lâu nếu điều kiện môi trường bảo quản tốt.
Vắc-xin BCG kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, khiến phản ứng tuberculin trong da chuyển đổi từ âm tính sang dương tính chỉ sau 1 liều tiêm ở những trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi. Ngoài ra, vẫn có thể tiêm vắc-xin BCG cho những trẻ lớn và người trưởng thành đã chắc chắn chưa nhiễm lao nhờ vào phản ứng Mantoux âm tính hoặc kháng thể kháng lao âm tính. Tuy nhiên, liều lượng vắc-xin BCG tiêm cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên sẽ cao gấp đôi so với liều lượng tiêm cho trẻ sơ sinh ( tương đương 0.1mg BCG).
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng lao được sản xuất và cấp phép tại Việt Nam, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
- Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ giúp gia đình yên tâm trong quá trình tiêm chủng.
- 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, hệ thống Bệnh viện Vinmec luôn luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn để đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng an toàn nhất.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Hiện Vinmec đang xây dựng phần mềm có thể kiểm tra lịch sử tiêm của trẻ hoặc đặt lịch nhắc để cha mẹ không quên lịch tiêm chủng của con qua máy tính, điện thoại một cách thuận tiện.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: nhs.uk