Có nên nhổ răng sâu khi đang mang thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trong suốt thời gian mang thai, mỗi phụ nữ đều cần một lượng canxi lớn hơn so với người bình thường để có đáp ứng nhu cầu canxi của thai nhi. Chính vì vậy, nếu mẹ bầu bị thiếu hụt canxi sẽ thì bệnh đầu tiên mà mẹ bầu mắc phải sẽ liên quan đến răng miệng. Đặc biệt là bị sâu răng rất phổ biến ở các mẹ bầu.

1. Những vấn đề răng miệng mà phụ nữ mang thai thường gặp

Khi mang thai ở tuần thứ 24 - 25, đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh hệ xương. Lượng canxi cần thiết bé sẽ lấy từ cơ thể mẹ. Khi trong máu của mẹ không đủ canxi cho con, cơ thể chắc chắn cũng sẽ đòi hỏi cung ứng thêm lượng canxi. Và sự ảnh hưởng đầu tiên cho quá trình này đó là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Thai nhi lớn dần, dạ con dần to ra khiến cho phần khả năng tích chứa thức ăn của dạ dày cũng bị thu hẹp lại làm cho phụ nữ mang thai luôn cảm thấy nhanh no và cũng nhanh đói. Mẹ bầu sẽ thường xuyên phải ăn nhiều bữa trong ngày với các đồ ăn vặt khác nhau, đặc biệt là đồ ngọt. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sâu răng khi mang thai.

Mặt khác, khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi về hormone (estrogen và progestorome) dễ gây ra tình trạng viêm lợi, tăng sự tích tụ của chất vôi và các loại vi khuẩn. Đây là những yếu tố trực tiếp dễ gây sâu răng ở mẹ bầu. Hầu hết ở giai đoạn đầu khi chưa sâu răng các mẹ sẽ thấy chân răng bị sưng đỏ. Dù không đau nhức nhưng lại dễ chảy máu chân răng.

2. Sức khỏe răng miệng của mẹ bầu ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của thai nhi?

Việc mẹ bầu bị sâu răng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ khi mang thai bị sâu răng sinh con ra sẽ có hệ tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch kém hơn dễ mắc các loại bệnh do mẹ bầu ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi.

Việc vi khuẩn răng miệng phát triển quá mức chúng có thể xâm nhập vào máu thông qua nướu, di chuyển tới tử cung. Chúng sẽ kích hoạt sản xuất một hóa chất có tên prostaglandin chống lại nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn khi chất này có khả năng kích thích co thắt tử cung dễ dẫn đến sinh non.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

3. Có nên nhổ răng sâu khi mang thai?

Với phụ nữ mang thai không nên có bất kỳ sự can thiệp nào liên quan đến răng miệng. Với những trường hợp khẩn cấp hoặc bắt buộc phải nhổ răng hay điều trị sâu răng, mỗi mẹ bầu nên đến cơ sở chuyên khoa về răng miệng để được thăm khám để có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa.


Cần có sự thăm khám kỹ từ bác sĩ trước khi có bất kỳ can thiệp nào tác động tới răng miệng khi mang thai
Cần có sự thăm khám kỹ từ bác sĩ trước khi có bất kỳ can thiệp nào tác động tới răng miệng khi mang thai

Những trường hợp bị sâu răng nặng khi mang thai, răng bị phá hủy ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn uống của mẹ bầu có thể bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng tạm thời. Những trường hợp nhẹ thì bạn nên trì hoãn việc nhổ răng hay bất kỳ sự can thiệp cơ học nào tác động vào răng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu bắt buộc phải có sự can thiệp đến răng miệng thì chỉ nên thực hiện khi thai nhi đã qua tháng thứ 4. Bởi trong 3 tháng đầu tiên vô cùng nhạy cảm, rất dễ bị động thai. Bất kỳ sự tác động nào lên cơ thể mẹ cũng ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của thai nhi.

4. Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để giảm nguy cơ các bệnh lý về răng miệng và để phòng tránh nhiễm trùng răng miệng trong tương lai cho bé. Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần, nếu có thể hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn.


Vệ sinh răng miệng thường xuyên ngăn ngừa các bệnh về răng miệng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên ngăn ngừa các bệnh về răng miệng

Nên thăm khám sức khỏe răng miệng 2 lần/năm để kiểm soát các mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường về răng miệng.

Với những phụ nữ mang thai nôn nhiều do nghén hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch baking soda loãng. Cách làm này sẽ giúp trung hòa axit liên quan, giảm nguy cơ sâu răng khi mang thai.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giữ cho răng miệng khỏe mạnh. Những bữa ăn cung cấp đủ canxi, ít axit và đường sẽ rất có lợi cho sức khỏe răng miệng của cả mẹ và bé.

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho phụ nữ mang thai rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu có dấu hiệu nào về sâu răng, chảy máu chân răng hay các vấn đề khác liên quan đến răng miệng trong thời kỳ mang thai, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa kịp thời.

Chuyên khoa Răng - hàm - mặt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec từ lâu đã trở thành địa chỉ uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khoa Răng - hàm - mặt là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,...), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,...).

Bác sĩ Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe