Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là loại thuốc dùng bằng đường uống để ngăn thai kỳ xảy ra. Đây là một trong những phương pháp ngừa thai nội tiết tố hiệu quả và tiện lợi. Nắm được cơ chế hoạt động cũng như những tác dụng phụ của thuốc tránh thai sẽ giúp chúng ta có cơ sở nhất định để lựa chọn loại thuốc phù hợp cho mình.

1. Các loại thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có 2 loại:

  • Thuốc tránh thai kết hợp: Là thuốc chứa dạng tổng hợp của 2 loại hormone estrogen và progestin;
  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin: Thuốc chỉ chứa hormone progestin mà không chứa estrogen, còn được gọi là minipill. Thuốc này có thể hữu dụng với trường hợp phụ nữ không thể sử dụng estrogen vì lý do sức khỏe hoặc nguyên nhân khác.

Không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, do đó bạn nên nhờ đến tư vấn của bác sĩ. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại thuốc tránh thai gồm:

  • Tình trạng kinh nguyệt;
  • Có thuộc đối tượng đang cho con bú không?
  • Sức khỏe tim mạch;
  • Các bệnh mãn tính khác có thể có;
  • Các loại thuốc khác đang dùng.

Thuốc tránh thai khi được dùng đúng chỉ dẫn có thể đạt hiệu quả ngừa thai lên đến trên 90%. Tuy nhiên nó không có tác dụng bảo vệ người phụ nữ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV.


Lựa chọn thuốc tránh thai thật kỹ lưỡng
Lựa chọn thuốc tránh thai thật kỹ lưỡng

2. Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Mang thai được định nghĩa là khi trứng (giải phóng từ buồng trứng) của phụ nữ được thụ tinh bởi tinh trùng của đàn ông. Trứng sau khi thụ tinh sẽ làm tổ bên trong tử cung, nơi nó nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển dần thành em bé. Hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ ngăn chặn sự rụng trứng tiếp tục xảy ra và chuẩn bị cho cơ thể chấp nhận trứng đã được thụ tinh.

Dựa trên cơ chế mang thai này, thuốc tránh thai hoạt động như sau:

Thuốc tránh thai kết hợp

Thuốc tránh thai kết hợp hoạt động theo 2 cách. Đầu tiên, nó ngăn không để xảy ra hiện tượng rụng trứng, nghĩa là khiến buồng trứng không còn giải phóng trứng hàng tháng. Bên cạnh đó, nó cũng làm dày thêm chất nhầy ở cổ tử cung - chất này có tác dụng giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng đến tử cung và thụ tinh với trứng. Việc làm dày chất nhầy sẽ ngăn cản tinh trùng vào tử cung.

Trắc nghiệm: Thuốc tránh thai khẩn cấp có những tác dụng phụ gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp ngừa thai hiệu quả nhưng cũng là con dao hai lưỡi vì có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người sử dụng. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây để biết thuốc tránh thai khẩn cấp có những tác dụng phụ gì?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin

Thuốc này cũng hoạt động theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu là làm dày nhất nhầy tử cung để tinh trùng không thể gặp trứng; làm mỏng lớp niêm mạc tử cung để dù trứng có được thụ tinh thì cũng ít có khả năng làm tổ trong tử cung.Loại thuốc này chỉ có hiệu lực khi bạn uống đều đặn mỗi ngày vào cùng một khung giờ, nếu uống muộn hơn 3 giờ thì phải dùng thêm biện pháp ngừa thai khác. Do vậy nếu không thể chắc chắn mình sẽ luôn uống thuốc đúng giờ, bạn không nên dùng cách này.Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin mà không chứa estrogen nên có thể dùng cho bà mẹ đang nuôi con bú. Thuốc không làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra cũng như chất lượng sữa.


Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin được dùng cho mẹ đang nuôi con bú
Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin được dùng cho mẹ đang nuôi con bú

3. Thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào?

Nếu được sử dụng đúng cách, thuốc tránh thai có thể phát huy hiệu quả rất tốt. Cả 2 loại thuốc kết hợp và thuốc chỉ chứa progestin đều có tỷ lệ thất bại là 9% khi được sử dụng trong thực tế. Điều đó có nghĩa là cứ 100 phụ nữ sử dụng thuốc thì sẽ có 9 người mang thai.

Để đạt hiệu quả ngừa thai, thuốc chỉ chứa progestin phải được uống trong cùng một mốc thời gian và chỉ được lệch nhau tối đa 3 giờ mỗi ngày. Thuốc kết hợp thì linh hoạt hơn, thời điểm uống có thể lệch nhau tối đa 12 giờ mỗi ngày mà vẫn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi thai kỳ.

Cần lưu ý một số loại thuốc sau có thể làm giảm tác dụng ngừa thai của thuốc tránh thai:

  • Rifampin (một loại thuốc kháng sinh);
  • Một số thuốc điều trị HIV như lopinavir và saquinavir;
  • Một số thuốc chống động kinh như carbamazepine và topiramate.

Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng ít hiệu quả hơn nếu được dùng khi bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.


Thuốc tránh thai điều trị rối loạn kinh nguyệt
Thuốc tránh thai điều trị rối loạn kinh nguyệt

4. Lợi ích của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có một số lợi ích sau:

  • Ngăn chặn thai kỳ 24/7, giúp bạn không còn phải lo lắng xảy ra mang thai ngoài ý muốn trong lúc giao hợp;
  • Có hiệu quả tránh thai tốt hơn hầu hết các phương pháp tránh thai khác;
  • Giúp điều chỉnh kinh nguyệt: Đặc biệt hữu ích cho những phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh;
  • Dễ dàng trở lại tình trạng bình thường: Nếu bạn ngưng dùng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường và bạn có thể mang thai ngay sau đó.

Thuốc tránh thai kết hợp có thể có tác dụng chống lại các hiện tượng bệnh lý sau:

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin ngoài ngừa thai hiệu quả còn an toàn hơn đối với những phụ nữ có đặc điểm sau:

  • Không thể dùng được liệu pháp estrogen;
  • Những người hút thuốc;
  • Người trên 35 tuổi;
  • Người có tiền sử huyết khối;
  • Người đang cho con bú.

Trao đổi với bác sĩ về cách dùng thuốc đúng cách
Trao đổi với bác sĩ về cách dùng thuốc đúng cách

5. Nhược điểm của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai không thể bảo vệ người phụ nữ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu họ không dùng thêm bao cao su.

Ngoài ra một điểm bất lợi khác của thuốc tránh thai là yêu cầu người sử dụng phải nhớ uống thuốc đúng giờ mỗi ngày, luôn có sẵn một gói mới để thay thế ngay khi gói cũ vừa hết để đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ một viên thuốc nào. Nếu để việc này xảy ra thì nguy cơ mang thai sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai cũng được ghi nhận ở phụ nữ như:

  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Buồn nôn;
  • Ra máu bất thường;
  • Đau vú.

Các biểu hiện này có thể biến mất sau một vài tháng sử dụng thuốc tránh thai. Nhưng nếu chúng không biến mất, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn xem có nên chuyển sang loại thuốc khác không.

Một rủi ro khác nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc tránh thai - đặc biệt là dạng thuốc phối hợp - là làm tăng nguy cơ đông máu, dẫn tới:

Tuy nhiên nhìn chung, nguy cơ hình thành cục máu đông khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào là khá thấp. Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, trong số 10.000 phụ nữ sẽ có tối đa 10 người bị cục máu đông sau khi uống thuốc tránh thai kết hợp trong 1 năm. Nguy cơ này vẫn thấp hơn nguy cơ hình thành cục máu đông khi mang thai và ngay sau sinh.

Những kiến thức về cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai cũng như các tác dụng phụ và rủi ro của nó sẽ là cơ sở cho phụ nữ cân nhắc trước khi quyết định có nên dùng chúng hay không, nếu có thì nên dùng loại nào. Để đảm bảo hiệu quả tránh thai mà vẫn an toàn cho sức khỏe, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn đầy đủ nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com; healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe