Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chóng mặt

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chóng mặt thật sự (vertigo) là một ảo giác vận động, bệnh nhân cảm giác đồ vật xoay quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay quanh đồ vật. Chóng mặt sinh lý có thể xảy ra khi bệnh nhân đi tàu, xe... do hệ thống tiền đình chưa thích nghi được.

1. Triệu chứng đi kèm chóng mặt

  • Buồn nôn và nôn.
  • Mất cân bằng dáng đi và tư thế.
  • Ảo giác nghiêng.
  • Mất định hướng không gian.
  • Nhìn dao động.
  • Mất thăng bằng không kèm chóng mặt.

2. Nguyên nhân gây chóng mặt

a) Nguyên nhân ngoại biên

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
  • Viêm dây thần kinh tiền đình
  • Herpes zoster oticus (Hội chứng Ramsay Hunt)
  • Bệnh Meniere
  • Chấn động mê đạo
  • Hội chứng hở ống bán khuyên
  • Hội chứng Cogan
  • Bệnh lý tiền đình tái phát
  • U dây thần kinh thính giác
  • Ngộ độc kháng sinh aminogycosid
  • Viêm tai giữa

b) Nguyên nhân trung ương

  • Migraine tiền đình
  • Nhồi máu thân não
  • Nhồi máu và xuất huyết tiểu não.
  • Dị dạng Chiari
  • Đa xơ cứng
  • Chóng mặt ngoại biên có nguồn gốc bên ngoài hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ở các ống bán khuyên, chiếm > 90% các trường hợp chóng mặt. Nguyên nhân thường gặp nhất là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình.
  • Chóng mặt trung ương có nguồn gốc bên trong hệ thần kinh trung ương chiếm <10% các trường hợp chóng mặt. Bao gồm đột quỵ, migraine, u, các bệnh thoái hoá myelin.....

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt

3. Các cận lâm sàng cần thực hiện

Thực hiện cận lâm sàng cần thiết khi các chóng mặt nghĩ nhiều đến các nguyên nhân nguy hiểm như nhồi máu não- tiểu não hay các đột quỵ...CT và MRI là 2 xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện khi nghi ngờ các bệnh lý cấp tính nguy hiểm trên gây nên chóng mặt.

Ngoài ra khi làm các cận lâm sàng khác khi có nghi ngờ các bệnh lý đặc biệt khác.

4. Điều trị chóng mặt

Với chóng mặt cấp tính và nhẹ thường sẽ tự hết, đôi khi không cần điều trị

Chóng mặt với biểu hiện khó chịu đi kèm như nôn... sẽ được điều trị với các nhóm thuốc:

  • Antihistamines: Meclizine, Dimenhydrinate, Diphenhydramine
  • Benzodiazepines: Diazepam, Lorazepam, Clonazepam, Alprazolam
  • Antiemetics: ondansetron, Prochlorperazine, Promethazine, Metoclopramide, Domperidone
  • Tanganil 500 mg , Tiêm tĩnh mạch chia 2 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch) x 5-7 ngày
  • Hoặc Tanganil 500mg x 04 viên/ngàyx 5-7 ngày.

Với các chóng mặt có nguyên nhân nguy hiểm như: Nhồi máu thân não, nhồi máu tiểu não phải nhập viện theo dõi sát và điều trị chuyên biệt.

Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giữ chức năng chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe