Chọc hút dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực tiết niệu và tiết niệu chuyên sâu.

Cần phải chọc hút dịch trong thận dưới hướng dẫn của siêu âm để giảm áp lực nang thận, lấy hết dịch trong nang thận và phòng ngừa xuất hiện một số biến chứng xảy ra.

1. Vì sao cần chọc hút dịch nang thận?

Nang thận không gây biến chứng cho người bệnh thì không nhất thiết điều trị. Tuy nhiên, khi nang thận có kích thước lớn hơn 6cm thì cần hút dịch nang thận để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Có nhiều phương pháp điều trị nang thận như: Phẫu thuật, chọc hút dịch nang thận qua da và phương pháp chọc hút dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm (phương pháp can thiệp xâm nhập tối thiểu được áp dụng rộng rãi).

2. Chỉ định và chống chỉ định chọc hút dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm


Nang thận không gây biến chứng cho người bệnh thì không nhất thiết điều trị
Nang thận không gây biến chứng cho người bệnh thì không nhất thiết điều trị

Chỉ định chọc hút dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm khi:

  • Nang thận lớn hơn 6cm và có triệu chứng đau
  • Người bệnh nặng, bệnh lý toàn thân không có khả năng phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật
  • Nang thận không thông với đài bể thận

Chống chỉ định chọc hút dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm khi:

3. Các bước chọc hút dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm

  • Bước 1: Làm bilan trước mổ để đánh giá chức năng thận, tình trạng nhu mô thận, kích thước của nang, độ dày mỏng thành nang, dịch trong nang, mức độ thiếu máu và các bệnh lý toàn thân.
  • Bước 2: Thụt tháo và yêu cầu người bệnh nằm nghiêng về bên tổn thương, sau đó gây tê tại chỗ.
  • Bước 3: Chọn Cắt lớp vi tính và sử dụng siêu âm kết hợp màn tăng sáng là phương tiện dẫn đường vào nang thận. Phương pháp này giúp hiển thị hình ảnh thời gian thực, cho phép kiểm soát trực tiếp các thao tác của thủ thuật.
  • Bước 4: Chọc kim Chiba vào nang thận dưới hướng dẫn siêu âm thận. Xác định vị trí đầu kim nằm trong nang bằng thuốc cản quang dưới fluoroscopy. Đưa guidewire vào trong nang thận qua kim Chiba dưới kiểm soát của fluoroscopy.
  • Bước 5: Chọc kim chọc dịch não tủy vào nang thận dưới sự hướng dẫn của siêu âm thận. Khi kim đã vào tới nang thận thì tiến hành hút dịch nang thận đến khi hết dịch. Đưa dịch chọc hút đi làm các xét nghiệm nếu cần. Rút kim chọc nang thận ra. Siêu âm kiểm tra định kỳ 1 – 3 – 6 – 12 tháng.

4. Theo dõi và xử trí tai biến


Đái máu nhiều gây tụt huyết áp cần truyền máu
Đái máu nhiều gây tụt huyết áp cần truyền máu

Theo dõi:

  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, màu sắc nước tiểu
  • Theo dõi sát sao vị trí chọc hút nang thận và toàn trạng trong 24 giờ.

Xử trí tai biến:

  • Đau vị trí chọc hút: Trường hợp đau nhiều dùng thuốc giảm đau.
  • Đái máu vi thể thì không cần xử trí; trường hợp đái máu đại thể hoặc đái máu ít thì truyền thêm natriclorua 9% hoặc glucose 5%.
  • Đái máu nhiều gây tụt huyết áp cần truyền máu, hồi sức tích cực và dùng thuốc cầm máu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe