Chiều dài cổ tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tử cung ngắn là một trong những nguyên nhân gây sinh non và sảy thai, vì vậy, siêu âm đo độ dài cổ tử cung là một trong bước quan trọng để theo dõi sức khỏe và để biết được độ dài cổ tử cung có thay đổi trong suốt thai kỳ hay không.

1. Cổ tử cung và vai trò của cổ tử cung

Cổ tử cung chính là cửa ra vào của tử cung, là nơi trung gian nối tử cung với âm đạo. Bộ phận này có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt 40 tuần thai cho đến cả quá trình sinh nở. Trong thời kỳ mang thai, độ dài cổ tử cung sẽ tăng lên, và đồng thời cổ tử cung sẽ dày hơn theo sự thay đổi trọng lượng của thai nhi.

Khi có bào thai nằm trong buồng tử cung, cổ tử cung sẽ khép chặt nhờ nút nhầy để bảo vệ cho buồng tử cung luôn kín và vô trùng, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ ngắn lại và mở to ra khoảng 1 – 10cm để em bé có thể chui ra khỏi buồng tử cung và chào đời.

2. Độ dài cổ tử cung bao nhiêu là ngắn?

Đối với một thiếu nữ phát triển bình thường, cổ tử cung có độ dài chỉ khoảng 30mm, có hình dáng tròn đều và săn chắc. Tuy nhiên, khi mang thai chiều dài cổ tử cung sẽ bắt đầu có những thay đổi.

Khi trọng lượng thai nhi tăng lên, cổ tử cung sẽ dài ra để giữ chắc thai nhi ở trong lòng tử cung. Đến những tuần cuối của thai kỳ, cổ tử cung lại ngắn dần để quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Sau khi sinh, độ dài cổ tử cung sẽ dần trở lại bình thường. Độ dài của cổ tử cung khi mang thai được xem là bình thường nếu nằm trong khoảng 30 – 50mm, dưới 25mm là cổ tử cung ngắn.

Để chẩn đoán chính xác, thai phụ cần siêu âm đo độ dài cổ tử cung qua đầu dò âm đạo.


Siêu âm bằng đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán chính xác độ dài của cổ tử cung
Siêu âm bằng đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán chính xác độ dài của cổ tử cung

3. Chiều dài cổ tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?

Tình trạng cổ tử cung ngắn có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do yếu tố bẩm sinh, người phụ nữ có bộ phận sinh sản kém phát triển, tử cung dị dạng, tử cung nhi hóa...
  • Do phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung hoặc phẫu thuật khoét chóp.

Ngoài ra, độ dài cổ tử cung có thể thay đổi trong thời gian mang thai. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Do sự khác biệt sinh học ở phụ nữ
  • Biến chứng do chảy máu trong thai kỳ
  • Nhiễm trùng hoặc viêm niêm mạc tử cung
  • Cổ tử cung yếu không đủ khả năng co giãn.

4. Nguy cơ gặp phải khi độ dài cổ tử cung ngắn

Cổ tử cung ngắn về cơ bản sẽ không gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý hay cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân dẫn đến một số hiện tượng sau:

  • Gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, chuyển dạ sớm, thai phụ có cổ tử cung càng ngắn thì nguy cơ sinh non càng cao.
  • Người mẹ có một số bất tường như đái tháo đường, tăng huyết áp, tiểu đạm...

Mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
Mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

5. Siêu âm đo độ dài cổ tử cung

Để biết được chính xác tình trạng của mình, thai phụ cần siêu âm đo độ dài cổ tử cung theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong đó, siêu âm qua đầu dò âm đạo là kỹ thuật dễ quan sát và có độ chính xác cao hơn so với phương pháp siêu âm qua thành bụng.

Siêu âm qua đầu dò âm đạo còn giúp bác sĩ thăm dò được sự thay đổi, giãn của cổ tử cung ... Không chỉ vậy, phương pháp này cũng đảm bảo sự an toàn, dễ chịu và không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng kể cả khi thai phụ có hiện tượng vỡ ối non.

Như vậy, siêu âm đo độ dài cổ tử cung chính là một bước không thể bỏ qua để kịp thời phát hiện tình trạng cổ tử cung ngắn, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe