Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
HbA1C là chỉ số xét nghiệm đánh giá đường huyết trong cơ thể đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời là tiêu chuẩn cơ bản để chẩn đoán, tiên lượng điều trị của bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ số này có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, bạn hãy đảm bảo nói chuyện với bác sĩ nếu có các yếu tố có khả năng gây nhiễu kết quả để nhận được sự chỉ dẫn thích hợp nhất.
1. Chỉ số HbA1c trong xét nghiệm tiền đái tháo đường nghĩa là gì?
Khi đường (glucose) đi vào mạch máu HbA1C sẽ gắn vào hemoglobin (một loại protein trong tế bào hồng cầu). Tất cả mọi người đều có HbA1C gắn vào hemoglobin, tuy nhiên những người có nồng độ đường trong máu cao hơn mức bình thường sẽ có chỉ số HbA1C cao hơn. Xét nghiệm máu tiền đái tháo đường và đái tháo đường HbA1c giúp xác định tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu được gắn với đường (glucose).
2. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm HbA1C
2.1. Những người nghi ngờ mắc bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường
Xét nghiệm (HbA1c) là cần thiết với những người trên 45 tuổi hoặc dưới 45 tuổi có thừa cân, hoặc các yếu tố nguy cơ tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường tuýp 2.
- Người trên 45 tuổi có kết quả bình thường nhưng có các yếu tố nguy cơ hoặc đã từng bị đái tháo đường thai kỳ nên lặp lại xét nghiệm HbA1C 3 năm/lần.
- Nếu được chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường ban cần khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết tư vấn can thiệp thay đổi lối sống, luyện tập để làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Xét nghiệm HbA1C định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ nội tiết.
- Nếu bạn không có triệu chứng lâm sàng nhưng khi xét nghiệm có kết quả bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường type 2 bạn nên xét nghiệm chỉ số này định kỳ 3 tháng/1 lần.
- Nếu xét nghiệm cho kết quả mắc bệnh đái tháo đường type 2 bạn nên khám bác sĩ nội tiết để được sự hỗ trợ và tư vấn tự quản lý bệnh đái tháo đường để có thể kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường ngay từ giai đoạn chẩn đoán ra bệnh sớm nhất.
2.2. Quản lý bệnh đái tháo đường type 2
Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường type 2 hãy làm xét nghiệm HbA1C ít nhất 3 tháng/1 lần nên thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn trong trường hợp thay đổi thuốc điều trị hoặc sức khỏe chuyển biến xấu. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về tần suất đi khám phù hợp.
3. Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm Hb A1C?
Xét nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng mẫu máu từ que ngón tay hoặc từ cánh tay. Theo đó bạn không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt để chuẩn bị cho xét nghiệm HbA1C. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ xem liệu các xét nghiệm khác có được thực hiện cùng lúc không và bạn có cần chuẩn bị cho chúng hay không?
4. Đọc kết quả xét nghiệm HbA1C như thế nào?
Kết quả xét nghiệm A1C được đọc như sau:
Bình thường | Dưới 5,7% |
---|---|
Tiền tiểu đường | 5,7% đến 6,4% |
Bệnh tiểu đường | 6,5% trở lên |
Kết quả HbA1C thì tiền đái tháo đường có chỉ số từ 5,7% đến 6,4%, chỉ số càng cao và khó kiểm soát thì nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 càng nhiều và nặng.
Ngoài kết quả được thể hiện dưới dạng %, một số thiết bị có thể cho kết quả dưới các đơn vị khác như mức đường huyết trung bình ước tính (eAG), số mg glucose trong 100 mililít máu (mg /dL):
A1C% | eAG mg/dL |
---|---|
7 | 154 |
8 | 183 |
9 | 212 |
10 | 240 |
5. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả HbA1C?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sai kết quả HbA1C, bao gồm:
- Suy thận, bệnh gan hoặc thiếu máu nặng.
- Người bị rối loạn máu nhất định như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia.
- Một số loại thuốc như opioid và một số thuốc điều trị HIV.
- Mất máu hoặc truyền máu.
- Đầu hoặc cuối thai kỳ.
Vì thế khi làm xét nghiệm bạn nên cung cấp thêm những thông tin này và hỏi về xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.
6. Đặt mục tiêu giảm chỉ số đường huyết A1C như thế nào cho phù hợp?
Mục tiêu chung của hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 là 7% hoặc ít hơn. Tuy nhiên mức độ là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác và các bệnh lý kèm theo. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đặt mục tiêu phù hợp.
Những người trẻ mắc bệnh đái tháo đường còn nhiều năm phải đối mặt với bệnh ở phía trước, vì vậy mục tiêu giảm lượng đường sẽ xuống mức thấp hơn những người lớn tuổi để giảm nguy cơ biến chứng (trừ khi bị hạ đường huyết thường xuyên) thì tốt là dưới 6,5%. Trong khi đó những người lớn tuổi có nhiều bệnh lý kèm theo có thể đặt mục tiêu mức A1C ở mức cao hơn có thể dao động 7 đến 8%.
Xét nghiệm HbA1C giúp đánh giá đường máu liên tục trong 3 tháng nó khác với xét nghiệm chỉ số glucose chỉ đánh giá đường máu 1 thời điểm. Ví dụ 2 người có cùng chỉ số HbA1C nhưng đường huyết của 1 người có thể dao động lên xuống trong ngày và người kia ổn định. Do đó, nếu có dấu hiệu tăng hoặc hạ đường huyết trong khi chỉ số HbA1C ở mức bình thường, hãy kiểm tra chỉ số HbA1C vào các thời điểm khác nhau trong ngày và thông báo với bác sĩ để có kế hoạch thay đổi điều trị.
Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng vì thế khi có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay có dấu hiệu tiền đái tháo đường thì bạn cần phải thay đổi ngay lối sống, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền đái tháo đường để phát hiện tình trạng bệnh sớm có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Mọi quy trình thăm khám, sàng lọc đều được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn Nội tiết được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ đem lại hiệu quả điều trị tối ưu cho Quý khách hàng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: cdc.gov, mayoclinic.org