Mổ nội soi nối dạ dày – hỗng tràng là một phương pháp nội soi thăm dò; đồng thời trong quá trình nội soi sẽ kết hợp phẫu thuật nối vi tràng, thông giữa phần da dày và đầu hỗng tràng.
1. Khi nào thì có chỉ định mổ nội soi nối dạ dày – hỗng tràng?
Phẫu thuật được thực hiện khi đường xuống tá tràng bị tắc có thể do khối u, hay bị loét hẹp,... hoặc không cho thức ăn đi qua tá tràng có thể do bị vỡ tá tràng,...
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định mổ nội soi nối dạ dày – hỗng tràng khi bệnh nhân có các triệu chứng sau:
- Thức ăn không xuống đường xuống tá tràng do bị tắc nghẽn do bệnh nhân có khối u ở hang vị, tá tràng, bóng Vater, tụy.
- Đường xuống tá tràng lưu thông kém do bệnh nhân đã bị cắt thần kinh X toàn bộ, tạo hình môn vị.
- Cơ thể bệnh nhân chủ động không cho thức ăn đi qua tá tràng, đóng môn vị.
- Hoặc túi thừa tá tràng lớn nên không thể cắt bỏ được.
2. Chống chỉ định mổ nội soi nối dạ dày – hỗng tràng?
Chống chỉ định chung:
- Bệnh nhân mắc nhiều bệnh, bị suy dinh dưỡng nặng, cơ thể sức khỏe yếu.
- Có khối u xâm lát hết khu vực dạ dày.
- Khối u đã di căn nhiều nơi.
- Bệnh nhân mắc các bệnh cùng lúc về tim mạch và hô hấp, không thể bơm hơi vùng ổ bụng.
- Bệnh nhân đã từng mổ bụng nhiều lần.
3. Chuẩn bị trước khi tiến hành mổ nội soi nối dạ dày – hỗng tràng
Người thực hiện: Bao gồm đội điều dưỡng viên chuyên khoa tiêu hóa có kinh nghiệm phẫu thuật nội soi lâu năm, bác sỹ gây mê hồi sức. Bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản
Phương tiện: Bộ phẫu thuật nội soi
Người bệnh: Được yêu cầu làm các xét nghiệm trước khi nội soi để đảm bảo an toàn
Thực hiện xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa, đông máu, chụp tim phổi, điện tim thường,...
- Nội soi dạ dày nhằm mục đích chẩn đoán chính xác nguyên nhân bị tắc.
- Chụp dạ dày có cản quang: Nhằm đánh giá hình thể dạ dày bệnh nhân và chẩn đoán xác định mức độ hẹp môn vị.
- Làm thêm CT-Scan bụng để đánh giá tổn thương.
- Khám mê trước khi soi
- Rửa dạ dày trước mổ.
Hồ sơ bệnh án: Theo đúng quy định của bệnh viện, bệnh nhân hoàn thành các thủ tục hành chính trước khi mổ bao gồm: bệnh án, biên bản hội chẩn, khám trước khi gây mê, giấy cam kết đồng ý phẫu thuật.
Kỹ thuật thực hiện:
- Tư thế: Nằm đầu cao, chân thấp. Màn hình cùng các thiết bị đặt ngang vị trí bên vai trái của người bệnh. Người bệnh nằm tư thế đầu cao, chân thấp một góc 150 - 300 (tư thế Trendelenburg), hai chân dạng một góc 900. Màn hình chính và các thiết bị được đặt ngang vị trí vai trái người bệnh. Người thực hiện đứng bên phải người bệnh
- Kỹ thuật làm miệng nối: Bác sỹ thực hiện miệng nối trước mạc treo đại tràng ngang, nối hỗng tràng với mặt trước hang vị 2 lớp. Chiều dài miệng nối khoảng 6cm, cách môn vị khoảng 4cm – phần hỗ thấp nhất của dạ dày. Mở dạ dày, mở ruột cầm máu tốt chỗ mở (bằng khâu, đốt điện...), kỹ thuật viên làm sạch dạ dày trước khi nối. Khâu thanh cơ mép sau chỗ mở dạ dày (trừ niêm mạc khâu sau) với thanh cơ mép sau chỗ mở ruột bằng mũi rời hoặc mũi vắt. Thực hiện khâu lớp trong mặt sau lấy chỉ niêm mạc hoặc toàn bộ bằng mũi rời hoặc mũi vắt, khâu kín.
Sau khi thực hiện xong mổ nội soi nối dạ dày - hỗng tràng, bệnh nhân tiếp tục cần theo dõi, điều trị thêm:
- Nhịn ăn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
- Sử dụng kháng sinh điều trị trong vòng 5 ngày.
- Ống thông dạ dày có thể được chỉ định rút sớm trong vòng 24-48 giờ sau khi mổ.
- Nuôi dưỡng cơ thể thông qua đường tiêu hóa sớm sau khi rút thông dạ dày.
- Thực hiện dẫn lưu ổ bụng nếu có thể rút trong vòng 48h nếu tình trạng bụng bệnh nhân ổn định.
Thực hiện nội soi nối dạ dày – hỗng tràng là phương pháp mổ kết hợp nội soi đòi hỏi người thực hiện có tay nghề cao cùng trang thiết bị hiện đại bởi phương pháp nội soi phức tạp. Người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện lớn, uy tín cao để đảm bảo an toàn cũng như mức độ thành công tốt.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thông tin chi tiết và đặt lịch khám, tư vấn sức khỏe, quý khách hàng có thể gọi đến hotline các bệnh viện hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến với bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec TẠI ĐÂY