Bài viết bởi Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Đầy hơi (bloating) và chướng bụng (distention) là những triệu chứng gây khó chịu được báo cáo nhiều nhất ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng ruột. Trẻ thường xuyên bị chướng bụng cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học để không chỉ đẩy lùi được chứng khó chịu này mà còn giúp các cơ quan khác khỏe mạnh hơn.
1. Đầy hơi, chướng bụng là gì?
Đầy hơi (bloating) và chướng bụng nằm trong số những triệu chứng nặng được báo cáo ở những bệnh nhân bị hội chứng ruột viêm. Việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đích đúng chướng bụng thường khó khăn.
=>>Xem thêm bài tư vấn của Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Chướng bụng ở trẻ em khi nào cần làm xét nghiệm?
Trước một bệnh nhân chướng bụng thì trước hết ta phải loại trừ tất cả các nguyên nhân ngoại khoa gây chướng bụng như: lồng ruột, teo ruột, hẹp hậu môn, tắc ruột do các nguyên nhân khác...Hiện nay, nhờ những tiến bộ trong hiểu biết về cơ chế bệnh sinh, đặc biệt là liên quan đến vai trò của chế độ ăn, hấp thu kém đường lên men, rối loạn vi khuẩn ruột, thay đổi về tính nhạy cảm của ruột, các phản xạ ruột bất thường đã đem lại tiến bộ trong điều trị. Trong đó phải kể đến nhất là một chế độ ăn có ít đường đa, đường đôi, đường đơn lên men đã làm giảm đáng kể các triệu chứng và làm tăng chất lượng cuộc sống.
==>Xem thêm lời khuyên của Bác sĩ chuyên khoa I Triệu Thị Hồng Thái - Bác sĩ Sơ Sinh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Trẻ quấy khóc do đầy hơi bụng sau sinh cha mẹ nên làm gì?
2. Chế độ ăn cho trẻ bị chướng bụng
Sự tiến bộ đáng kể nhất trong điều trị đầy hơi là nhờ vào việc phát hiện ra một nhóm carbohydrate chuỗi ngắn khó hấp thu (FODMAPs). Thuật ngữ này bao gồm các phân tử carbohydrate với các đặc tính tương tự nhau như: fructo-oligosaccharides (fructans), galacto-oligosaccharides, lactose, fructose, sorbitol và mannitol. Tất cả đều có kích thước phân tử nhỏ, vì vậy, có áp lực thẩm thấu cao, hấp thu ít hoặc chậm hấp thu tại ruột non.
Nghiên cứu Ileostomy đã chứng minh rằng chế độ ăn giàu FODMAP làm tăng lượng dịch trong lòng ruột non. Điều này có thể gây ra những thay đổi nhu động, sự giãn nở của ruột, gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, do các chất FODMAP kém hấp thu ở ruột non, nên chúng được vận chuyển đến ruột già, và được các vi sinh vật ở đó lên men để tạo ra khí hydro, khí mê-tan và khí cacbonic Gần đây, chụp cộng hưởng từ đã được sử dụng để kiểm tra sự thay đổi của chất lỏng và khí trong ruột sau khi ăn fructose và fructans, và người ta thấy rằng fructose, là một phân tử nhỏ hơn, làm tăng lượng dịch chứa trong lòng ruột non hơn so với fructans, và gây ra phản ứng sinh hơi nhiều hơn bởi vì hầu hết được chuyến đến vi khuẩn ở ruột già
Những carbohydrate này đã được coi là yếu tố khởi phát các triệu chứng trong hội chứng ruột kích thích trong nhiều thập kỷ. Sự bất dung nạp lactose là dẫn chứng tốt nhất về sự bất dung nạp thức ăn liên quan đến các triệu chứng của dạ dày-ruột. Một số nghiên cứu ở trẻ em và người lớn đã chỉ rõ sự khởi phát các triệu chứng, bao gồm chướng bụng, ở những người kém dung nạp với lactose. Sự kém hấp thu fructose cũng đã nhận được sự quan tâm lớn, với chế độ ăn hạn chế fructose đã giúp dự phòng các triệu chứng cũng như làm giảm rõ rệt mức độ đầy hơi ở bệnh nhân. Mặt khác, ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, việc thực hiện chế độ ăn hạn chế fructose và sorbitol cho thấy sự cải thiện đáng kể tính chất hằng định của phân, tuy nhiên triệu chứng đầy hơi thì chưa được đánh giá cụ thể.
Nhờ việc phát triển các dữ liệu về những thực phẩm chứa FODMAP một cách đầy đủ, chế độ ăn uống hạn chế FOD-MAP đã được khẳng định là một liệu pháp hiệu quả để làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở ít nhất 75% bệnh nhân. Và cho tới nay thì đây vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Các chế độ ăn kiêng khác cũng rất quan trọng. Như là chế độ ăn uống hạn chế lượng khí ngoại sinh đưa vào bằng cách tránh uống các đồ uống có gas. Tương tự, chế độ ăn ít chất xơ làm nặng thêm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi. Chất xơ (fiber) đóng vai trò quan trọng giúp nhuận tràng cũng như mang lại các lợi ích về sức khỏe khác và có thể làm giảm một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên nó cũng có thể làm triệu chứng đầy hơi trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, việc lựa chọn chất xơ cũng cần phải được xem xét cẩn thận. Các chất xơ từ lúa mì nên tránh vì chúng thường chứa nhiều hợp chất FODMAP và không hiệu quả ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Các chất xơ được lên men từ từ, như vỏ psyllium / ispaghula, dường như được dung nạp tốt hơn ở hội chứng ruột kích thích, và có một số bằng chứng, mặc dù yếu, về hiệu quả của chúng trong hội chứng ruột kích thích. Một thử nghiệm khác về chất xơ không phân huỷ, chẳng hạn như sterculia hoặc methylcellulose, thì người ta thấy rằng chất xơ không phân huỷ có thể được dung nạp tốt hơn nhiều so với các loại chất xơ khác, mặc dù cho tới nay các bằng chứng ủng hộ hoặc chống lại quan điểm này đang còn thiếu.
Ngoài ra, để phòng tránh các triệu chứng đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B. Các vitamin thiết yếu này hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và còn giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong