Uống thuốc tránh thai bị ra máu là một tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai. Triệu chứng này đặc biệt phổ biến trong thời điểm ba tháng đầu tiên sử dụng biện pháp ngừa thai bằng nội tiết tố. Sau đây là những điều bạn cần biết nếu gặp phải tình trạng chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp.
1. Chảy máu đột ngột sau khi uống thuốc tránh thai là gì?
Chảy máu âm đạo là một tác dụng phụ mà chúng ta thường gặp của thuốc tránh thai. Điều này khá phổ biến trong khoảng ba tháng đầu tiên sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố. Triệu chứng cũng có thể xảy ra sau khi bạn đổi sang một loại biện pháp tránh thai khác hoặc loại thuốc uống có liều lượng estrogen khác.
Uống thuốc tránh thai bị ra máu thường không phải là triệu chứng đáng lo ngại, nhưng đôi khi nó có thể có liên quan đến một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Nếu ra máu nhẹ không đáng lo ngại nhưng nếu chảy máu nhiều hoặc liên tục cần phải đi khám ngay.
Bạn nên theo dõi lượng máu xuất huyết, thời điểm và thời gian chảy máu. Thông tin này có thể là những yếu tố quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu âm đạo của bạn.
2. Tại sao lại chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp?
Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ra máu sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bao gồm:
2.1. Loại thuốc tránh thai bạn sử dụng
Thuốc viên ngừa thai kết hợp là loại thuốc tránh thai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng chứa hai loại hormone tổng hợp là progestin và estrogen. Nhóm thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin, hay còn được gọi là minipill, chứa progestin nhưng không chứa estrogen. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân không thể sử dụng estrogen vì lý do sức khỏe, bao gồm: Tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc người trên 35 tuổi hút thuốc. Thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin là thuốc sử dụng liên tục, có nghĩa là nó chỉ bao gồm các viên thuốc chứa hoạt chất, vì vậy không có thời gian nghỉ. Bạn có thể không có kinh nguyệt khi dùng những viên thuốc này, nhưng một số khác cũng có thể xuất hiện kinh nguyệt.
Ra máu âm đạo do thuốc là tác dụng phụ hay gặp nhất của thuốc chỉ chứa progestin. Kiểu chảy máu đột ngột không theo chu kì và cũng khó dự đoán hơn so với thuốc tránh thai kết hợp.
Triệu chứng có thể thường xuyên hơn nếu bạn không uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Quên thuốc của bạn chỉ sau ba giờ làm tăng đáng kể nguy cơ chảy máu cũng như nguy cơ mang thai.
2.2. Chu kỳ uống thuốc của bạn
Việc quên thuốc là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu âm đạo đột ngột. Bạn cần phải ghi nhớ thời gian uống thuốc mỗi ngày có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các đợt chảy máu đột ngột. Nếu bạn đang sử dụng thuốc chỉ chứa progestin, điều quan trọng là bạn phải uống vào chính xác một thời điểm mỗi ngày.
2.3. Hút thuốc lá
Những người phụ nữ có sử dụng thuốc lá sẽ có nhiều khả năng bị chảy máu khi uống thuốc hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng trong thời gian dùng thuốc, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ.
2.4. Bắt đầu một loại thuốc hoặc chất bổ sung mới
Khi bạn bắt đầu sử dụng một loại thuốc hoặc chất bổ sung mới, điều này có thể cản trở việc kiểm soát sinh sản và gây chảy máu đột ngột.
Các thuốc có thể gây ra hiện tượng chảy máu đột ngột
- Một số loại thuốc kháng sinh
- Một số loại thuốc động kinh
- Một số loại thuốc kháng vi rút được sử dụng trong điều trị HIV
Bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc hoặc chất bổ sung mới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc nào đó.
2.5. Nôn mửa hoặc tiêu chảy
Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục có thể làm cơ thể bạn không thể hấp thụ các thành phần trong thuốc tránh thai. Điều này có thể gây ra xuất huyết dạng đốm hoặc làm mất tác dụng của thuốc.
Những triệu chứng này có nhiều nguy cơ tiến triển ở những người bị rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD).
3. Chảy máu đột ngột sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể là dấu hiệu của một bệnh lý có từ trước
Thuốc tránh thai có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp như cục máu đông và đột quỵ. Nhận chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn gặp phải:
- Chảy máu nhiều và kéo dài
- Đau bụng dữ dội đột ngột
- Đau đầu dữ dội hoặc đột ngột
- Đau ở ngực, bẹn hoặc chân của bạn - đặc biệt là bắp chân của bạn
- Đau, yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân của bạn
- Khó thở đột ngột
- Lời nói lắp bắp đột ngột
Cách tốt nhất để cầm máu khi uống thuốc là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Hầu hết mọi người, chảy máu đột ngột ngừng sau ba tháng uống thuốc theo chỉ dẫn.
Nếu bạn tiếp tục bị chảy máu bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những cách khác để ngăn chặn đốm trên viên thuốc. Bác sĩ có thể kê toa thuốc viên liều thấp hoặc estrogen bổ sung.
Chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là tình trạng phổ biến có thể xảy ra trong vài tháng đầu tiên sử dụng thuốc. Hãy đi khám bác sĩ nếu chảy máu âm đạo vẫn tiếp tục và đi kèm các triệu chứng khác hoặc bạn nghĩ rằng mình có thể mang thai.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Healthline.com