Chảy máu cam: khi nào cần phải đi khám?

Chảy máu cam có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, nhưng thường không nghiêm trọng và sẽ tự ngừng chảy máu. Tuy nhiên, có những lúc bạn nên đến bác sĩ hoặc cần đi cấp cứu nếu gặp tình trạng chảy máu cam.

Khi nào cần cấp cứu khi chảy máu cam?

Cần cấp cứu nếu gặp những trường hợp:

  • Bạn gặp chấn thương như tai nạn xe hơi.
  • Lượng máu chảy nhiều hơn so với chảy máu cam thông thường.
  • Chảy máu cam gây hô hấp khó khăn.
  • Máu chảy kéo dài hơn 20 phút, ngay cả khi bạn đã tạo áp lực ở mũi để cầm máu

Nếu bạn mất nhiều máu và cần được chăm sóc khẩn cấp, không nên tự lái xe đến bệnh viện. Thay vào đó, nhờ bạn bè hoặc gia đình đưa bạn đi, hoặc gọi cấp cứu.

Hãy gặp bác sĩ nếu bị chảy máu cam thường xuyên. Dù chưa nghiêm trọng phải đi cấp cứu nhưng cần gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Trẻ nhỏ bị chảy máu cam

Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Hãy đưa trẻ đi cấp cứu nếu:

  • Trẻ chảy máu nhiều, cảm thấy chóng mặt hoặc yếu.
  • Việc chảy máu xảy ra do ngã hoặc chấn thương.
  • Máu chảy không dừng lại, ngay cả sau hai lần cố gắng ép mũi trong 10 phút mỗi lần.

Bất kể trẻ mấy tuổi, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu:

  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam.
  • Chảy máu do có dị vật trong mũi.
  • Trẻ chảy máu nhiều ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ.
  • Trẻ bị chảy máu ở các khu vực khác trên cơ thể, như nướu răng.
  • Trẻ phát triển vết bầm tím từ những chấn thương nhỏ.
  • Việc chảy máu cam xảy ra ngay sau khi trẻ bắt đầu dùng một loại thuốc mới.
     
Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp khi chảy máu cam
Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp khi chảy máu cam

Ai có thể bị chảy máu cam nghiêm trọng?

Chảy máu cam không thường xuyên thường không đáng lo ngại, nhưng nếu bạn dùng một số loại thuốc hoặc có những tình trạng sức khỏe nhất định, việc chảy máu cam có thể nghiêm trọng hơn và bạn nên được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Các loại thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc aspirin có thể khiến bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc này và bị chảy máu cam, có thể bạn sẽ không tự cầm máu được. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cần nhét bông vào mũi để cầm máu.

Trường hợp hiếm gặp, nhưng các rối loạn chảy máu có thể gây chảy máu cam. Nếu bạn mắc bệnh này, máu của bạn có thể không đông bình thường. Nếu chảy máu cam khó dừng lại và/hoặc bạn bị chảy máu nướu răng, hoặc do những tổn thương nhỏ, bạn nên gặp bác sĩ ngay.
 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe