Chẩn đoán và điều trị gãy xương hàm trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hàng loạt các tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn trong thể thao... đang tăng nhanh và kéo theo đó là sự tăng mạnh tỷ lệ bị gãy xương hàm trên (nằm trong nhóm chấn thương hàm mặt) ở nước ta. Việc chẩn đoán – điều trị gãy xương hàm trên được thực hiện tùy thuộc vào mức độ và tính chất của chấn thương.

1. Tìm hiểu về giải phẫu xương hàm trên

Xương hàm trên gồm hai xương đối xứng qua một mặt phẳng dọc chính giữa, tạo ra khối xương tầng mặt giữa. Do đó, khi xảy ra chấn thương ở xương hàm trên sẽ thường kèm theo các chấn thương khác ở xương tầng mặt giữa như xương chính mũi, xương gò má, xương lệ, xương lá mía, xương xoăn dưới...

Xương hàm trên cũng có sự liên quan mật thiết đến vùng hốc mắt, hốc mũi, nền sọ và xoang hàm, nên các chấn thương tại xương hàm trên cũng đem lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan về giác quan và sọ não.

Vùng xương hàm trên là khu vực xương cố định, phía trên bao phủ bởi nền sọ và xương chính mũi, hai bên là xương gò má, cung tiếp xương thái dương và phía dưới là xương ổ răng, xương hàm dưới. Vì vậy, gãy xương hàm trên chỉ xảy ra khi có các lực mạnh và trực tiếp tác động lên.

Đồng thời, xương hàm trên cũng là vùng xương xốp, được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu. Do đó, khi gãy, bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng chảy máu nhiều, cần cấp cứu.


Gãy xương hàm trên có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác
Gãy xương hàm trên có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác

2. Gãy xương hàm trên được phân loại như thế nào?

Gãy xương hàm trên được chia thành 2 loại chính.

Gãy một phần: Bao gồm các trường hợp như gãy mỏm lên, gãy xương ổ răng, gãy bờ dưới xương ổ mắt, lún hố nanh, gãy mỏm,...

Gãy toàn phần

Trường hợp nghiêm trọng của gãy xương hàm trên, gồm:

  • Gãy dọc.
  • Gãy ngang.

3. Làm thế nào để chẩn đoán gãy xương hàm trên?

3.1 Gãy một phần xương hàm trên

Khi bệnh nhân bị chấn thương hàm mặt trên một phần, việc chẩn đoán sẽ dựa trên:

Đối với gãy xương hàm trên cành lên:

  • Bầm tím góc trong mắt, khi sờ đau nhói hoặc hơi lõm vào vị trí tổn thương.
  • Chảy máu mũi.
  • Có thể bị chảy nước mắt nhiều do bệnh nhân bị tắc ống lệ.
  • Thông qua X Quang hoặc CT Scanner mặt nghiêng sẽ thấy hình ảnh đường gãy tại vùng cạnh lên xương hàm trên.

Đối với gãy thành trước xoang hàm:

  • Chảy máu mũi.
  • Bầm tím dưới ổ mắt và có thể bị tê phần má chịu tổn thương.
  • Thông qua hình ảnh kiểm tra có sự tổn thương ở thành trước xoang.

Đối với gãy xương dưới ổ mắt và sàn ổ mắt:

  • Chảy máu mũi.
  • Mắt lõm, có dấu hiệu song thị.
  • Tê bì má, phía dưới hốc mắt có điểm đau nhói.
  • Chụp X-Quang hoặc CT Scanner có hình ảnh tổn thương dưới ổ mắt.

Chụp X-Quang giúp chẩn đoán tình trạng gãy một phần xương hàm trên
Chụp X-Quang giúp chẩn đoán tình trạng gãy một phần xương hàm trên

3.2 Gãy xương hàm trên toàn phần

Bệnh nhân bị chấn thương hàm mặt trên toàn phần sẽ có biểu hiện choáng và kèm theo đó là chấn thương sọ não. Tùy theo loại gãy xương hàm là dọc hay ngang mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau.

Gãy xương hàm trên dọc:

  • Về lâm sàng: bệnh nhân bị chảy máu mũi và miệng, sai khớp cắn, khi khám xương thấy vùng hàm trên di động.
  • Hình ảnh: sử dụng kỹ thuật chụp X-Quang hoặc CT Scanner, Belot hàm trên, nhận thấy hình ảnh tổn thương theo dọc giữa hoặc dọc xương hàm trên.

Gãy xương hàm trên ngang:

  • Về lâm sàng:
    • Gãy Lefort I dẫn đến biểu hiện bầm tím môi trên, sai khớp cắn;
    • Gãy Lefort II dẫn đến biểu hiện mặt sưng, tụ máu ở ổ mắt hai bên, chảy máu tươi đường mũi, sai khớp cắn;
    • Gãy Lefort III dẫn đến mặt phù nề, bầm tím hốc mắt hai bên, tụ máu màng tiếp hợp, hiện tượng song thị, có thể sờ được các đầu xương bị di lệch.
  • Hình ảnh: Chụp X – Quang hoặc CT-Scanner cho thấy đường gãy ngang.

Gãy xương hàm trên toàn phần có thể gây chấn thương sọ não
Gãy xương hàm trên toàn phần có thể gây chấn thương sọ não

4. Điều trị gãy xương hàm trên như thế nào?

Gãy xương hàm có thể đến từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là nguyên nhân vật lý như tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hay tai nạn lao động... Do đó có thể dẫn đến rất nhiều loại gãy xương khác nhau. Tùy theo từng loại gãy xương hàm, việc điều trị sẽ được chỉ định cụ thể.

Nguyên tắc điều trị

Các bác sĩ cần tuân thủ những nguyên tắc điều trị gãy xương hàm trên gồm:

  • Nắn chỉnh xương gãy.
  • Cố định xương gãy.
  • Ngăn ngừa tối ưu các biến chứng xảy ra.
  • Cần điều trị phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Một số điều trị cụ thể gãy xương hàm trên

  • Phẫu thuật treo xương hàm trên.
  • Phẫu thuật kết hợp xương hàm bằng nẹp vít.

Phẫu thuật kết hợp xương hàm bằng nẹp vít là một phương pháp điều trị gãy xương hàm trên
Phẫu thuật kết hợp xương hàm bằng nẹp vít là một phương pháp điều trị gãy xương hàm trên

5. Những tiên lượng và biến chứng về vấn đề gãy xương hàm trên

Về tiên lượng:

Gãy xương hàm, đặc biệt là chấn thương hàm trên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong đó:

  • Khi được điều trị sớm nhất có thể và đúng nguyên tắc điều trị, bệnh nhân sẽ có khả năng phục hồi cao.
  • Việc điều trị muộn hay làm sai nguyên tắc điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra các vấn đề chức năng sống trong cơ thể.

Rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện điều trị gãy xương hàm trên:

Gãy xương hàm trên là một tai nạn nghiêm trọng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cũng cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đề phòng tai nạn giao thông, bảo hộ tốt trong các hoạt động lao động và sinh hoạt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe