Chăm sóc trẻ sinh đôi trở lên

Chăm sóc một em bé sơ sinh đã rất khó khăn, đặt biệt sự căng thẳng còn tăng gấp bội khi người mẹ phải chăm 2 hoặc nhiều em bé sơ sinh. Các bà mẹ phải sắp xếp lịch sinh hoạt của không chỉ cho 1 mà là 2 em bé trở lên. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp người mẹ tự tin và an tâm trong việc chăm sóc trẻ sinh đôi có hiệu quả nhất.

1. Chăm sóc trẻ sinh đôi trở lên

1.1. Làm thế nào để chăm sóc trẻ sinh đôi dễ dàng hơn

Sự lo lắng của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ sinh đôi là hoàn toàn dễ hiểu bởi chăm sóc 1 em bé đã đủ khó khăn với rất nhiều bậc cha mẹ rồi và viễn cảnh có thêm 1 hoặc nhiều em bé nữa có thể là một bất ngờ thực sự. Hãy nhớ rằng không có ông bố bà mẹ nào nhận được tất cả sự hỗ trợ mà họ cần mà đều phải dành thời gian tìm hiểu, tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của gia đình về cả vấn đề tài chính cũng như tình cảm.

Với những cặp song sinh, các vấn đề trên còn tăng gấp đôi thậm chí gấp ba. Các bà mẹ sẽ cần nhiều sự hỗ trợ hơn từ phía người chồng, do đó để tránh những căng thẳng không đáng có trong quá trình chăm sóc trẻ, hãy lên kế hoạch trước và tìm kiếm những sự trợ giúp thêm sau khi sinh. Hãy chắc chắn có một số người trong gia đình hoặc một số người bạn sẵn sàng trợ giúp khi cần thiết. Và việc chỉ phải tập trung vào các em bé trong ít nhất 3 tháng đầu có thể giúp các bà mẹ bớt căng thẳng hơn rất nhiều về tất cả mọi thứ.

1.2. Cho con bú với các trường hợp sinh đôi hoặc hơn thế nữa

Tất nhiên là việc cho con bú vẫn cần phải thực hiện dù bà mẹ đó có 2 hay nhiều hơn nữa những đứa trẻ sơ sinh. Về nguồn cung cấp sữa, các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi việc sinh đôi hoặc sinh ba sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa mẹ hơn. Tuy nhiên, để tìm ra một phương pháp hiệu quả cho cả 2 hoặc 3 trẻ bú cùng lúc sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn. Bí quyết là tìm một vị trí thật thoải mái và phù hợp để giúp bà mẹ cho con bú đúng cách.

Nhiều bà mẹ thậm chí đã cho những đứa con của mình bú đến khi chúng 2 tuổi. Họ sử dụng một chiếc gối cho một trong hai đứa trẻ nằm và để đứa còn lại gối đầu lên tay họ. Hay một số bà mẹ khác đã vắt sữa vào hai chiếc bình để trẻ có thể tự bú bình.

1.3. Nên nghỉ chế độ thai sản bao lâu?

Câu trả lời là nên nghỉ chế độ thai sản càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn sẽ phụ thuộc vào điều gì là tốt nhất cho bà mẹ và gia đình của họ. Đó là sức khỏe của các bé, cảm giác của bà mẹ về cả thể chất và tinh thần hay điều kiện kinh tế và môi trường làm việc của họ.

Đối với chế độ nghỉ thai sản, căn cứ vào Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ sinh con được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Đối với những bà mẹ do tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như của con cái cảm thấy cần thêm thời gian nghỉ hãy trao đổi vấn đề này với bộ phận nhân sự của công ty hoặc cấp trên về việc xin nghỉ phép kéo dài hoặc sắp xếp việc làm bán thời gian. Nếu có đủ khả năng và muốn chăm sóc con một cách chu đáo hơn nữa, các bà mẹ hoàn toàn có thể nghĩ đến quyết định nghỉ việc, miễn là điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến gia đình.


Cho cả 2 hoặc 3 trẻ bú cùng lúc sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn
Cho cả 2 hoặc 3 trẻ bú cùng lúc sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn

2. 7 điều bạn không biết về chăm sóc trẻ sinh đôi

Tại Mỹ, cứ 100 phụ nữ mang thai sẽ có 2-3 người sinh đôi hoặc sinh ba. Và theo nhiều nguồn tin, các ca sinh đôi và sinh ba tại nước này vẫn đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên ngay cả những bà mẹ giàu kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhất cũng không thể tưởng tượng được điều gì sẽ đến khi họ xuất viện và trở về nhà.

Mặc dù đúng là những cặp sinh đôi hoặc sinh ba có thể mang lại nhiều niềm vui hơn cho mọi gia đình nhưng có vẻ việc nuôi dạy trẻ sinh đôi cũng đòi hỏi nhiều điều hơn, ít nhất là giai đoạn ban đầu của quá trình này. Và chìa khóa để giúp giải tỏa bớt những áp lực của việc phải chăm sóc một lúc 2 hoặc 3 đứa trẻ sơ sinh chính là lập ra kế hoạch từ trước cho những chuyện như thế này.

2.1. Không có kế hoạch trước đồng nghĩa với áp lực

Đôi khi chỉ chăm sóc một trẻ sơ sinh cũng đã là gánh nặng đủ lớn với một số ông bố bà mẹ, nhưng khi có đến hai hoặc ba đứa trẻ cùng ra đời, những khó khăn này tăng lên gấp bội và nó yêu cầu các bà mẹ phải có kế hoạch từ trước và duy trì mọi thứ đi theo đúng lịch trình đã vạch ra. Từ việc cho bé ăn, ngủ, chơi. Dần dần các bà mẹ sẽ thích nghi được với cuộc sống như thế

2.2. Các bà mẹ có thể cho cả hai bé bú cùng lúc

Điều này hoàn toàn khả thi, nếu các bà mẹ cho trẻ bú, họ có thể để cả hai bé bú cùng lúc với mỗi đứa một bên vú. Những điều này cần sự phối hợp nhịp nhàng cũng như kiên nhẫn cao độ và nhiều bà mẹ cho biết họ không hề cảm thấy thích cảm giác đó.

Một số bà mẹ kể lại rằng khi cho cặp sinh đôi bú cảm giác giống như đang giữ thăng bằng cho cả hai cái đầu nhấp nhô. Một giải pháp được đưa ra là một đứa sẽ bú trực tiếp từ vú mẹ còn một đứa bú sữa được vắt ra một chiếc bình. Toàn bộ việc cho trẻ bú với các cặp sinh đôi có thể tiêu tốn của bà mẹ khoảng 45 phút thậm chí là một giờ.

2.3. Nên cho trẻ ở trong cũi trong thời gian đầu

Những cặp song sinh sơ sinh chắc chắn có thể ở cùng nhau trong cũi vào khoảng thời gian đầu. Thậm chí quá trình này có thể kéo dài cho đến khi chúng chuyển sang ngủ trên giường. Mặc dù vậy có những thứ bắt buộc phải đi theo cả đôi đối với cặp trẻ sơ sinh như hai chiếc ghế, hai chiếc xe đẩy hoặc hai món đồ chơi....


Những cặp song sinh sơ sinh chắc chắn có thể ở cùng nhau trong cũi vào khoảng thời gian đầu
Những cặp song sinh sơ sinh chắc chắn có thể ở cùng nhau trong cũi vào khoảng thời gian đầu

2.4. Những cặp song sinh có nhiều khả năng mắc các vấn đề về hô hấp

Các cặp song sinh sơ sinh thường bị sinh non và nhẹ cân hơn những trẻ sơ sinh khác. Những đứa trẻ sơ sinh sinh non thường gặp nhiều vấn đề về hô hấp hơn vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện như những đứa trẻ sinh đủ tháng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là cặp song sinh sinh non dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến hô hấp hơn. Bác sĩ nhi khoa Alan Rosenbloom cho biết: “Nếu một người mẹ sinh đôi sinh non ở tuần thứ 32 và cần đặt ống thở thì cặp song sinh này có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về hô hấp hơn là một cặp song sinh với phổi đã phát triển đầy đủ và chỉ cần thêm một lượng nhỏ oxy qua ống thông mũi.

2.5. Cặp song sinh sơ sinh chia sẻ với nhau mọi thứ kể cả vi khuẩn

Các cặp song sinh sơ sinh chắc chắn sẽ lây bệnh cho nhau nếu một trong hai bé bị bệnh. Cha mẹ của những cặp song sinh này có thể cân nhắc tách riêng hai bé ra nếu một bé đã được xác định mắc bệnh truyền nhiễm sau khi sinh. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro cho bé chưa bị mắc bệnh và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cặp song sinh này.

2.6. Sinh đôi có thể giống nhau nhưng cũng có thể khác nhau

Khuyến khích sự khác biệt giữa các cặp song sinh và không bao giờ so sánh chúng với nhau, mẹ của các cặp song sinh và bác sĩ nhi khoa Sandy Huron nói. Bà là trưởng khoa nhi và là giám đốc Viện phát triển trẻ em tại Bệnh viện nhi Joseph M. Sanzaru tại Trung tâm Y tế Đại học Hackensack ở New Jersey. Huron nói: “Hầu hết trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và các cặp song sinh cũng không ngoại lệ. "Con gái tôi thích múa ba lê và nghệ thuật, còn con trai tôi thích thể thao. Tôi khuyến khích sự khác biệt để giảm thiểu sự cạnh tranh và so sánh", cô nói.

2.7. Nuôi dạy các cặp song sinh đang ngày càng dễ dàng hơn

Giám đốc y học bà mẹ - thai nhi của Đại học Texas, đồng thời là mẹ của cặp song sinh Manju Monga cho biết, "Các cặp song sinh sơ sinh dễ nuôi hơn, chơi với nhau và ngủ ngon hơn so với những đứa trẻ sinh đôi khi chúng được 2 tuổi".

Ngày nay, tình trạng sinh đôi hay thậm chí là sinh ba đã dần trở nên phổ biến hơn nhiều. Một đứa trẻ sơ sinh ra đời có thể mang lại niềm vui lớn cho bố mẹ, ông bà và gia đình chúng nhưng cũng mang lại những áp lực trong việc chăm sóc trẻ. Với trường hợp sinh đôi, những áp lực này thậm chí còn tăng lên gấp bội. Do đó các ông bố bà mẹ sẽ cần một kế hoạch cụ thể trong việc chăm sóc những đứa trẻ sinh đôi, từ việc cho trẻ ăn, ngủ, chơi để có thể giảm bớt áp lực về mọi mặt mà thành viên mới của gia đình mang lại.


Các cặp song sinh sơ sinh dễ nuôi hơn, chơi với nhau và ngủ ngon hơn so với những đứa trẻ sinh đôi khi chúng được 2 tuổi
Các cặp song sinh sơ sinh dễ nuôi hơn, chơi với nhau và ngủ ngon hơn so với những đứa trẻ sinh đôi khi chúng được 2 tuổi

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: babycenter.com, webmd.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe