Chăm sóc trẻ biếng ăn, ăn ngậm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Trẻ biếng ăn, ăn ngậm cả tiếng đồng hồ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi các mẹ nổi cáu, stress vì không biết làm cách nào để giúp con ăn ngon, không còn ăn ngậm. Biếng ăn ở trẻ khá nghiêm trọng nhiều khả năng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.

1. Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30 phút thậm chí hàng giờ) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.

Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bệnh lý hay tâm lý.

Có nhiều trường hợp trẻ không thực sự biếng ăn mà do cảm giác lo lắng của cha mẹ hoặc người trông nuôi trẻ. Trẻ biếng ăn thường có kèm đặc điểm sau:

  • Số lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo độ tuổi.
  • Trẻ thường hay táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường.
  • Phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn mức bình thường hoặc không tăng cân có khi còn giảm cân.

Biếng ăn ở trẻ thường dẫn đến rối loạn hành vi ăn uống, chậm tăng trưởng, thiếu hụt vi chất,.... nếu tình trạng kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng cơ thể, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.


Trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến phát triển cân nặng và chiều cao so với các bạn cùng trang lứa.
Trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến phát triển cân nặng và chiều cao so với các bạn cùng trang lứa.

2. Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

2.1. Biếng ăn có liên quan đến bệnh tật của trẻ

Biếng ăn là triệu chứng thường gặp khi trẻ bệnh. Các bệnh thường gặp gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa gây nôn ói, tiêu chảy,...
  • Viêm đường hô hấp cấp tính như: viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi,...
  • Các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh như: tim bẩm sinh, bại não,...
  • Các tổn thương răng miệng như: mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng miệng họng,...
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột khiến trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém và dẫn tới biếng ăn.

2.2. Biếng ăn liên quan đến dinh dưỡng

  • Trẻ thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu đạm, sắt, kẽm, vitamin nhóm B,...
  • Thức ăn chế biến đơn điệu, chưa hấp dẫn, không hợp khẩu vị hoặc chưa phù hợp độ tuổi của trẻ.
  • Ép trẻ ăn, áp đặt trẻ khiến trẻ sợ ăn.
  • Phân bố khoảng cách giữa các bữa ăn chưa phù hợp.
  • Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính.
  • Trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới hoặc ép trẻ ăn quá nhiều.
  • Thay đổi giờ ăn, người cho ăn.

Cho trẻ ăn vặt nhiều hơn bữa chính khiến trẻ biếng ăn.
Cho trẻ ăn vặt nhiều hơn bữa chính khiến trẻ biếng ăn.

3. Chăm sóc trẻ biếng ăn, ăn ngậm

3.1.Giai đoạn trẻ bị bệnh

  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn cần chế biến mềm hơn, dễ tiêu hoá hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị.
  • Nên kiên nhẫn, dỗ dành trẻ tránh ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi.
  • Cho trẻ uống đủ nước, có thể từ sữa, nước trái cây,...
  • Có thể cho trẻ bổ sung vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này.
  • Không nên cho thuốc vào thức ăn, thức uống của trẻ.
  • Không nên lo lắng và căng thẳng quá nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này vì khi lành bệnh trẻ sẽ ăn bù.

3.2. Đối với các trường hợp khác

  • Điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng tuổi.
  • Sắp xếp hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ: 2 bữa chính nên cách nhau khoảng 3 - 4 giờ, bữa chính cách bữa phụ khoảng 2 giờ.
  • Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thường xuyên thay đổi món ăn và chọn món trẻ ưa thích. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ các mẹ cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ yêu thích.
  • Nếu trẻ có phản xạ sợ khi nhìn thấy thức ăn, cần phải cắt dần phản xạ đó bằng cách không ép trẻ mà cho trẻ chơi, làm quen dần với dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn.

Không khí vui vẻ, đầm ấm bên gia đình khiến trẻ ăn ngon hơn.
Không khí vui vẻ, đầm ấm bên gia đình khiến trẻ ăn ngon hơn.
  • Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn. Không nên quá chăm chút để trẻ phải ăn riêng trong khi trẻ có khả năng ăn cùng mâm với gia đình. Không khí vui vẻ, đầm ấm trong bữa cơm gia đình sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Luôn luôn cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi như xem hoạt hình, chơi điện tử,... không nên cho trẻ ăn quà vặt.
  • Không nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn vì có thể bữa này trẻ ăn ít bữa sau trẻ sẽ ăn bù.
  • Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính sẽ làm cho trẻ giảm cảm giác ăn ngon miệng.
  • Không được để trẻ nhịn đói vì nhiều người cho rằng để trẻ đói quá sẽ phải ăn, nhưng thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.
  • Cho trẻ vận động nhiều ngoài trời làm bé có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.

Chọn thực phẩm đa dạng, dễ tiêu hóa khiến trẻ thích thú với chuyện ăn uống.
Chọn thực phẩm đa dạng, dễ tiêu hóa khiến trẻ thích thú với chuyện ăn uống.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe