Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài các biểu hiện ho, chảy nước mũi, sốt, trẻ có thể bị nôn nhiều khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng. Vậy nên làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?

1. Dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ bị cảm lạnh?

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị 8 đến 10 lần cảm lạnh mỗi năm trước khi chúng tròn 2 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có khoảng 9 lần cảm lạnh mỗi năm. Thanh thiếu niên và người lớn mắc cảm lạnh từ 2 đến 4 lần mỗi năm.

Mùa lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4, vì vậy, trẻ em thường bị ốm thường xuyên nhất trong những tháng này.

Trẻ bị cảm lạnh thường có các biểu hiện sau:

Trẻ bị cảm lạnh có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều, không thể ăn uống, tình trạng cảm lạnh sẽ nặng hơn và lâu khỏi.

Trắc nghiệm: Bạn có phân biệt được chính xác cảm lạnh và cúm mùa?

Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn có thêm những kiến thức phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Từ đó, có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ nôn nhiều khi bị cảm lạnh?

Nôn là tình trạng thức ăn bị đẩy mạnh ra khỏi dạ dày qua đường miệng thông qua sự co thắt đột ngột của cơ bụng.

Các nguyên nhân sau khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều:

  • Ho nhiều: Khi ho, các cơ vùng bụng và ngực của trẻ co thắt lại, làm tăng áp lực trong ổ bụng, ép vào dạ dày. Điều này khiến trẻ dễ bị nôn hơn.
  • Nuốt nhiều nước mũi, đờm vào dạ dày: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết xì mũi hay khạc đờm, thường nuốt tất cả dịch mũi họng vào. Điều này khiến dạ dày luôn trong trạng thái căng và đầy hơi, dễ khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều.
  • Khóc: Trẻ quấy khóc nhiều cũng rất dễ bị nôn.
  • Ngoài ra, thói quen bắt trẻ ăn nhiều hơn để mau khỏi bệnh của cha mẹ cũng gây ảnh hưởng tâm lý và dễ gây nôn cho trẻ bị cảm lạnh.

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều gây lo lắng cho cha mẹ.
Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều gây lo lắng cho cha mẹ.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?

Trẻ nôn nhiều gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều đầu tiên khi xử lý trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều là cha mẹ phải giữ được thái độ bình tĩnh để quan sát các biểu hiện của trẻ.

3.1. Cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn có các biểu hiện sau

  • Nôn bắt đầu một cách dữ dội.
  • Nôn thường xuyên và liên tục.
  • Nôn ra dịch mật, máu hoặc phân.
  • Không thể ăn uống hay bú mẹ.
  • Nôn nhiều kèm sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Nôn kèm biểu hiện của mất nước: Môi khô, mắt trũng, khát nước, da khô.
  • Hoặc có kèm bất kì tình trạng nặng khác như co giật, li bì khó đánh thức, thở nhanh,...

Trên đây là những dấu hiệu nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị nếu thấy con có những biểu hiện này.


Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng.

3.2. Xử trí tại nhà trong các trường hợp nhẹ

Nếu tình trạng nôn khi trẻ bị cảm lạnh là nhẹ, không xuất hiện các biểu hiện ở trên, các bậc phụ huynh cần làm những việc sau:

Bù nước và điện giải

Nôn nhiều khiến trẻ mất một lượng lớn thức ăn và dịch dạ dày, dẫn đến thiếu nước và điện giải. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước hoặc uống dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho trẻ uống từng ít một, vì uống nhiều cũng dễ gây nôn nhiều hơn cho trẻ.

Nghỉ ngơi

Hãy để em bé của bạn được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các hoạt động thể lực. Tâm lý thư giãn làm giảm kích thích và có thể hạn chế nôn.

Ăn nhẹ và chia nhỏ các bữa ăn

Cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm,... Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo hay gia vị vì chúng khiến trẻ nôn trớ nhiều hơn. Các bữa ăn nên được chia nhỏ để trẻ không ăn quá no.

Không cho trẻ ăn trong vòng 30 - 60 phút sau khi nôn

Cho trẻ ăn ngay sau khi nôn càng làm tình trạng nôn tồi tệ hơn. Cha mẹ cần hạn chế thức ăn cho trẻ vào thời điểm này để hạn chế tình trạng nôn của trẻ.

Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh

Khi cảm lạnh khỏi thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ hết. Cảm lạnh có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt.

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ và ấm áp cho trẻ.
  • Rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân cho trẻ. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C và có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Rửa tay cho cả nhà để hạn chế lây lan virus.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và nhắc lại hàng năm.

4. Kết luận

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ của trẻ cần giữ một thái độ bình tĩnh để có những chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kì vấn đề nghiêm trọng nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe