Cắt bán phần tuyến giáp: Trường hợp nào được chỉ định?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Cắt bán phần tuyến giáp: Trường hợp nào được chỉ định là câu hỏi thắc mắc đối với nhiều người. Chỉ định cắt tuyến giáp bán phần được cân nhắc kỹ lưỡng vì các nguy cơ mắc phải sau cắt bán phần tuyến giáp đặc biệt là suy giáp vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện kỹ thuật.

1. Cắt bán phần tuyến giáp là gì?


Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở cổ có nhiệm vụ sản xuất ra một loại hormone gọi là thyroxine
Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở cổ có nhiệm vụ sản xuất ra một loại hormone gọi là thyroxine

Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở cổ có nhiệm vụ sản xuất ra một loại hormone gọi là thyroxine (hormone giáp trạng). Hormone này có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn.

Cắt tuyến giáp bán phần có thể bao gồm cắt thùy phải tuyến giáp hay cắt thùy trái tuyến giáp hay loại bỏ phần lớn tuyến giáp nhưng vẫn để lại một số lượng nhỏ mô tuyến giáp. Phần nhỏ mô tuyến giáp này có tác dụng duy trì chức năng tối thiểu của tuyến giáp. Do đó, lượng hormone tuyến giáp sản xuất giảm xuống dưới mức bình thường hoặc thấp, giúp loại bỏ các triệu chứng.

2. Chỉ định

3. Chống chỉ định

4. Ưu điểm

  • Vết mổ nhỏ, đảm bảo thẩm mỹ sau mổ
  • Loại bỏ tình trạng nhiễm độc tuyến giáp: Giảm cân, đổ mồ hôi, các triệu chứng về mắt
  • Quy trình thực hiện
    • Vô cảm: gây mê nội khí quản
    • Đường rạch da: Đường ngang nên rạch theo nếp lằn cổ dưới đi qua cơ bám da cổ
    • Mở vào khoang tuyến giáp: Bóc tách vạt da lên trên ngang tầm xương móng. Mở theo đường trắng giữa vào khoang tuyến giáp
    • Cắt bán phần tuyến giáp. Xác định phần thương tổn tuyến giáp. Phẫu tích bảo tồn các cấu trúc quan trọng như tuyến cận giáp, dây thần kinh quặt ngược. Cắt phần tuyến giáp bệnh lý. Cầm máu kỹ diện cắt rồi đóng vết mổ có đặt dẫn lưu áp lực âm.

5. Các biến chứng có thể gặp sau cắt bán phần tuyến giáp


Tất cả các phẫu thuật đều có thể gặp những biến chứng
Tất cả các phẫu thuật đều có thể gặp những biến chứng
  • Tất cả các phẫu thuật đều có thể gặp những biến chứng từ quá trình gây mê, chảy máu quá nhiều hoặc xuất hiện huyết khối (huyết khối tĩnh mạch sâu)
  • Tổn thương các dây thần kinh quặt ngược thanh quản (đây là một nhánh của dây thần kinh X, có chức năng điều khiển vận động của thanh quản của bạn)
  • Tổn thương đến các tuyến cận giáp (là các tuyến nhỏ nằm cạnh tuyến giáp, có vai trò kiểm soát nồng độ canxi trong cơ thể của bạn). Lượng canxi thấp có thể dễ dàng điều trị bằng cách bổ sung canxi, nhưng việc điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt. Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc nếu cơ bắp của bạn bắt đầu co giật vì đây là những dấu hiệu của nồng độ canxi trong máu thấp
  • Nguy cơ suy giáp sau mổ cắt tuyến giáp.

Mức độ nặng của suy giáp thay đổi tùy từng người, từ nhẹ đến nặng. Khi suy giáp xảy ra, nếu diễn ra sớm sau mổ còn có hi vọng hồi phục chức năng tuyến giáp sau một thời gian. Suy giáp muộn tức xảy ra sau mổ cắt tuyến một hai năm, suy giáp này thường vĩnh viễn.

Vì vậy triệu chứng cũng rất thay đổi, từ không có triệu chứng đến ít triệu chứng như lên ký hay thấy lành lạnh, ăn uống khó tiêu nhè nhẹ, nặng thì đầy đủ triệu chứng như chậm chạp, lờ đờ, trầm cảm hay táo bón, giọng nói khàn đục, người nặng nề, phù căng tay chân. Người suy giáp nặng có thể bị rối loạn tâm thần, hạ natri máu, tăng lipid máu nặng và sợ nhất là biến chứng tim mạch.

Trong đời thực, nhiều bệnh nhân đến sau lần mổ bướu giáp to, tại thời điểm phẫu thuật chức năng tuyến giáp vẫn bình thường. Chỉ định mổ trong những trường hợp này rất ít, chỉ dành cho người bướu giáp to quá nhìn xấu, bướu giáp phát triển vào trong hay thòng xuống dưới chèn ép cơ quan lân cận gây khó thở, khó nuốt.

Thay cho điều trị phẫu thuật, bướu giáp lành tính có thể được điều trị nội khoa. Nếu lỡ bị suy giáp sau mổ và là suy giáp vĩnh viễn, người bệnh phải điều trị suốt đời để tránh những biến chứng vừa nêu. Liều lượng luôn do bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh cho phù hợp với từng người, không có liều thuốc cố định như uống panadol bởi không ai bị suy giống ai, cơ thể của người này cũng không giống người nọ.

Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán từ 20 - 60% trong tổng số người mắc bệnh. Đó là lý do để Vinmec cho ra đời Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp. Sàng lọc & phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp phổ biến như: bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, ... để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe