Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Diễm Đoan Ngọc - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiết dịch núm vú, gồm có sinh lý và bệnh lý, tiết dịch ở núm vú có thể là một trong những triệu chứng của các bệnh vú bất thường như ung thư vú, xơ nang ống tuyến. Vì vậy, đối với tiết dịch đầu vú cần cảnh giác.
1. Tính chất của dịch tiết núm vú
Nếu muốn chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân gây ra dịch tiết núm vú thì cần phải căn cứ vào tính chất của dịch tiết, cụ thể:
- Núm vú tiết dịch nước trong: không màu trong suốt, đôi khi dính sệt, sau khi ứa ra không để lại vết. Dịch ứa này có thể là tín hiệu ung thư vú, nên theo dõi kiểm tra tiếp.
- Tiết dịch như sữa: phần nhiều mang tính sinh lý, liên quan đến mang thai. Tuy nhiên nếu không liên quan mang thai mà vú tiết sữa thì bạn nên được thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu u não tiết Prolactin – một loại hormone gây tiết sữa hoặc một số loại thuốc kích thích tiết prolactin.
- Tiết dịch có lẫn mủ: phần nhiều do giãn ống dẫn, viêm tuyến vú.
- Nhũ hoa tiết dịch màu vàng nhạt: loại dịch ứa thường gặp nhất, hầu như gặp ở các loại bệnh lý tuyến vú bất thường, gặp nhiều nhất là tăng sinh tuyến vú. Cũng có một số là khối u ống dẫn sữa hoặc ung thư vú.
- Hiện tượng núm vú tiết dịch lẫn máu: Loại dịch ứa này là tín hiệu nguy hiểm, cần cảnh giác nhiều, trong đó có 50 - 70% là khối u ống dẫn sữa, 15% là ung thư vú. Nếu ứa dịch lẫn máu xảy ra sau khi hết kinh, thì 75% là ung thư vú.
2. Nguyên nhân gây tiết dịch núm vú
Phụ nữ không trong thời kỳ cho con bú bỗng nhiên xuất hiện dịch tiết núm vú thì có thể là do các nguyên nhân sau:
- Sử dụng thuốc
- Chít hẹp ống tuyến vú
- Kích thích vú quá mức
- Áp xe vú
- Viêm vú
- Rối loạn nội tiết
- Thay đổi sợi bọc: Bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30 - 50.
- Chấn thương ở vú
- U tăng tiết prolactin
- Giãn hoặc xơ nang ống tuyến
- Tăng tiết sữa kết hợp với vô kinh, vô sinh.
- Papilloma ống tuyến hay U nhú trong ống sữa là một trong những nguyên nhân gây tiết dịch núm vú ngoài thời kỳ cho con bú.
- Ung thư vú: Hiện tượng núm vú tiết dịch khiến nhiều người lo sợ mình có nguy cơ mắc ung thư vú. Những dấu hiệu của ung thư vú như: cục u, sưng phù toàn bộ hoặc một phần vú (ngay cả khi không cảm thấy cục u), thay đổi ở da vùng vú, chẳng hạn như đau rát hoặc có chỗ lõm, đau bầu vú hoặc núm vú, núm vú thụt vào trong, núm vú hoặc da vùng vú bị ửng đỏ, đóng vảy, hoặc dày hơn, có dịch tiết núm vú không phải là sữa.
- Bệnh Paget (bệnh ung thư đầu vú - Pagets Disease of the Nipple), xung quanh đầu vú; quầng vú xuất hiện triệu chứng như chàm, người bệnh có ngứa da; đau tức và cảm giác nóng rát, đôi lúc có chất bài tiết đỏ đậm, như máu hoặc xuất hiện những khối u không đau.
Ngoài ra, để chẩn đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng núm vú tiết dịch còn phải dựa vào nhiều yếu tố như:
- Dịch ra liên tục hay từng đợt
- Dịch tiết ra tự nhiên hay khi ấn vào vú
- Dịch tiết ra có liên quan với kỳ kinh nguyệt không
- Màu sắc dịch tiết (trong, lẫn máu, hoặc có màu khác)
- Có kèm theo khối u không
- Có nhiều tia hay một tia
- Có uống thuốc tránh thai hay uống estrogen không.
3. Hiện tượng núm vú tiết dịch khi nào cần đi khám?
Trong trường hợp xuất hiện tình trạng tiết dịch núm vú kèm theo các biểu hiện dưới đây thì người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay:
- Dịch tiết bao gồm máu, vàng, dịch sữa nhưng không liên quan đến mang thai.
- Dịch tiết tự chảy và kéo dài
- Dịch tiết ở một ống tuyến vú
- Chỉ bị một bên vú
- Có khối u vú kèm theo.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm vú và giúp người bệnh tìm ra tổn thương trong ống tuyến vú, làm sinh thiết để xác định ung thư nhú và u nhú. Nếu cần thiết bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp ống dẫn sữa cản quang.
Khám vú được thực hiện trong nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khám vú kết hợp tư vấn hướng dẫn tự khám vú giúp phát hiện các bệnh lý tuyến vú và phát hiện sớm ung thư vú. Thời điểm khám vú và tự khám vú tốt nhất là khoảng 2-3 ngày sau khi sạch kinh. Phụ nữ trong độ tuổi 20-39 cần đi khám vú 1-3 năm một lần, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần đi khám vú mỗi năm một lần.
Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm ung thư vú - phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú - phụ khoa, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý và điều trị dễ dàng, không tốn kém.
Ngoài ra, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Người vợ nên:
- Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
- Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
- Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
- Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm
Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.
Mọi thông tin cụ thể về các gói khám sinh sản, thai sản tại Vinmec, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám của hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.