Căng dạ dày quá mức dễ khiến trẻ sơ sinh nấc cụt

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nấc cụt là phản xạ thường thấy ở trẻ sơ sinh. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nấc cụt ở trẻ chính là sự căng dạ dày quá mức. Đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, thậm chí bé có thể bị nấc cụt ngay khi còn trong bụng mẹ. Thai nhi có thể bị nấc cụt từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Bé có thể bị nấc khi nuốt nước ối.

1. Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ

1.1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Trào ngược xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới phát triển chưa hoàn thiện. Cơ vòng thực quản dưới nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Sự trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và dẫn đến nấc cụt.

1.2. Cho con bú quá no

Việc bé bú quá no có thể làm căng dạ dày căng quá mức. Sự giãn nở đột ngột của khoang bụng làm co thắt cơ hoành khiến bé dễ bị nấc cụt.

1.3. Nuốt nhiều khí vào bụng

Nếu con bú bình, bé có thể nuốt không khí quá nhiều vì sữa trong bình chảy nhanh hơn so với bú mẹ. Bé nuốt quá nhiều không khí cũng khiến dạ dày to và giãn ra. Việc cho bé bú bằng bình quá no có thể khiến trẻ dễ bị nấc cụt và dễ nổi cáu.

1.4. Dị ứng

Bé có thể dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ, dẫn đến viêm thực quản. Điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Ngoài ra, bé bú mẹ cũng có thể dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.

1.5. Hen suyễn

Nếu con bị hen, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm làm hạn chế luồng không khí vào phổi. Sự thiếu hơi này khiến bé thở khò khè dẫn đến cơ hoành bị co thắt. Kết quả là bé bị nấc cụt.


Trẻ bú quá no cũng dễ khiến bé bị nấc
Trẻ bú quá no cũng dễ khiến bé bị nấc

2. Chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt tạm thời sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn hoặc có thể đáp ứng tốt với các biện pháp cơ học đơn giản.

  • Làm sợ hay giật mình đột ngột;
  • Hãy vỗ hoặc vuốt lưng cho trẻ, hay có thể cho trẻ nhấp vài ngụm nước đường. Bạn có thể đưa cho bé ngậm cũng như là mút một cái gì đó;
  • Đôi khi bạn có thể chơi trò ú òa với bé. Khi bé bị nấc cụt, hãy làm bé phân tâm bằng những trò chơi vận động hoặc lắc những món đồ chơi trước mặt bé.

3. Làm thế nào để ngăn chặn cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

Để hạn chế ngăn ngừa tình trạng nấc cụt ở trẻ, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Bạn nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong thời gian ngắn hơn là nhồi nhét bé ăn một lần. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ khiến bé bị nấc cụt.
  • Cho bé bú đúng tư thế để sữa chảy vào dạ dày dễ dàng.
  • Nếu con yêu có thể ngồi, hãy cho con vừa ngồi vừa uống sữa. Làm như vậy sẽ đảm bảo thức ăn đi thẳng vào dạ dày mà không có không khí đi vào. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên ngồi phía sau để đỡ lưng bé.
  • Nghe nhạc trong lúc ăn cũng có thể khiến bé bị nấc cụt. Ngoài ra, việc điều chỉnh núm vú khi bé ngậm cũng có thể làm giảm lượng không khí đi vào dạ dày. Khi cho con bú, bạn phải đảm bảo miệng bé ngậm kín toàn bộ núm vú.
  • Thường xuyên vệ sinh núm vú để loại bỏ những bã sữa khô còn sót lại. Nếu quá trình bé bú bị gián đoạn, vô tình bé sẽ nuốt nhiều không khí vào bụng khiến bé bị nấc cụt.
  • Không được để bé ngủ khi đang bú bình. Khác với bú mẹ, bú bình làm lượng sữa bé bú vào nhiều hơn. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến nấc cụt.

Không được để bé ngủ khi đang bú bình
Không được để bé ngủ khi đang bú bình

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe