Cẩn trọng với bệnh dị ứng mãn tính

Dị ứng là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi ở bất kỳ thời điểm nào. Có vô số tác nhân gây ra tình trạng dị ứng như phấn hoa, thực phẩm, thuốc,... Mức độ nghiêm trọng của dị ứng khác nhau ở mỗi người và có thể từ kích thích nhẹ đến sốc phản vệ - một trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa đến tính mạng.

1. Bệnh dị ứng mãn tính là gì?

Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất lạ mà không thường gây hại cho cơ thể bạn. Những chất lạ này được gọi là chất gây dị ứng (dị nguyên). Chúng có thể bao gồm một số loại thực phẩm, phấn hoa hoặc lông động vật.

Hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các chất được gọi là kháng thể. Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, phản ứng của hệ miễn dịch giữa kháng thể dị ứng với dị nguyên làm cơ thể hình thành các bệnh lý như nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản,...

Dựa theo tiến triển, bệnh chia thành 2 dạng: Dị ứng cấp tính (kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần), dị ứng mạn tính (kéo dài trên 6 tuần).


Lông động vật cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng
Lông động vật cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng

2. Triệu chứng của dị ứng mãn tính

Các triệu chứng dị ứng phụ thuộc vào kháng nguyên, có thể ảnh hưởng đến đường thở, xoang và đường mũi, da và hệ tiêu hóa. Phản ứng dị ứng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, có thể từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể kích hoạt phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.

  • Dị ứng thực phẩm có thể gây ra: Ngứa miệng, sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng, nổi mề đay, sốc phản vệ
  • Dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng có thể gây ra: hắt hơi, ngứa mũi, mắt hoặc vòm miệng chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ hoặc sưng (viêm kết mạc)
  • Dị ứng thuốc có thể gây ra: nổi mề đay, da ngứa, phát ban, sưng mặt, thở khò khè, sốc phản vệ
  • Viêm da dị ứng, một tình trạng da dị ứng còn được gọi là bệnh chàm, có thể khiến da: ngứa, mẫn đỏ, tróc da,...

3. Nguyên nhân gây dị ứng

Dị ứng bắt đầu khi hệ thống miễn dịch của bạn nhầm một chất thường vô hại là một kẻ xâm lược nguy hiểm với cơ thể. Hệ thống miễn dịch sau đó tạo ra các kháng thể vẫn cảnh giác với chất gây dị ứng đặc biệt đó. Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng lần thứ 2, các kháng thể này có thể giải phóng một số hóa chất trong hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như histamine, từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi và nấm mốc
  • Một số thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, hạt cây, lúa mì, đậu nành, cá, động vật có vỏ, trứng và sữa
  • Côn trùng đốt, ví dụ như ong
  • Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin hoặc penicillin
  • Mủ cao su hoặc các chất khác mà bạn chạm vào, có thể gây ra phản ứng dị ứng da

Bạn có thể dễ bị dị ứng hơn nếu:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, chẳng hạn như dị ứng thời tiết, nổi mề đay hoặc chàm
  • Trẻ em
  • Bị hen suyễn hoặc một tình trạng dị ứng khác

Trẻ em có thể bị dị ứng cao hơn
Trẻ em có thể bị dị ứng cao hơn

4. Biến chứng của dị ứng

Bị dị ứng làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề y tế khác, bao gồm:

  • Sốc phản vệ: nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, bạn có nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng này. Thực phẩm, thuốc và côn trùng đốt là những tác nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ.
  • Hen suyễn: nếu bạn bị dị ứng, bạn có nhiều khả năng bị hen suyễn - một phản ứng của hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến đường thở và hơi thở. Trong nhiều trường hợp, hen suyễn được kích hoạt do tiếp xúc với chất gây dị ứng trong môi trường (hen suyễn do dị ứng).
  • Viêm xoangnhiễm trùng tai hoặc phổi. Nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn nếu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.

5. Phòng ngừa dị ứng mãn tính bằng cách nào?

Ngăn ngừa phản ứng dị ứng phụ thuộc vào loại dị ứng bạn mắc phải. Các biện pháp chung bao gồm:

  • Tránh các tác nhân đã biết: Ngay cả khi bạn đang điều trị các triệu chứng dị ứng, hãy cố gắng tránh các tác nhân.
  • Viết nhật ký: Khi cần xác định nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng của bạn, hãy theo dõi các hoạt động hằng ngày và những gì bạn ăn, khi các triệu chứng xảy ra. Điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định các yếu tố gây dị ứng.

Theo dõi sinh hoạt hàng ngày để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây dị ứng
Theo dõi sinh hoạt hàng ngày để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây dị ứng

6. Điều trị dị ứng mãn tính

Mặc dù hầu hết các dị ứng không thể được chữa khỏi, những phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng của bạn:

  • Tránh dị ứng: Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện các bước để xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng. Đây thường là bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng và giảm triệu chứng.
  • Thuốc: Tùy thuộc vào dị ứng của bạn, thuốc có thể giúp giảm phản ứng hệ thống miễn dịch của bạn và giảm bớt các triệu chứng. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa dưới dạng thuốc viên, thuốc dạng lỏng, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt.
  • Liệu pháp miễn dịch: Đối với dị ứng nặng hoặc dị ứng không thuyên giảm hoàn toàn bằng phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch dị ứng. Điều trị này bao gồm một loạt tiêm chiết xuất chất gây dị ứng tinh khiết, thường được đưa ra trong một khoảng thời gian một vài năm. Một dạng khác của liệu pháp miễn dịch là một viên thuốc đặt dưới lưỡi (ngậm dưới lưỡi). Thuốc đặt dưới lưỡi được sử dụng để điều trị một số dị ứng phấn hoa.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe