Cần phải làm gì khi tim đập nhanh, chậm hoặc bỏ nhịp: Cách cải thiện

Cần phải làm gì khi tim đập nhanh, chậm hoặc bỏ nhịp? Tim đập nhanh, chậm hoặc bỏ nhịp có thể là một dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Tim thường đập theo một nhịp đều để đảm bảo cung cấp máu đầy đủ cho cơ thể. Dù là tim đập nhanh, chậm hoặc bỏ nhịp, những tình trạng trên đều là những dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, từ cảm giác khó chịu cho đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1. Cần phải làm gì khi tim đập nhanh?

1.1. Tim đập nhanh là gì?

Tình trạng tim đập nhanh hơn bình thường xảy ra khi tim cố gắng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu trạng thái này kéo dài và không được kiểm soát, có thể xảy ra một số vấn đề sức khỏe như:

  • Nhịp tim nhanh (tachycardia): Trạng thái tim đập nhanh hơn mức bình thường, gây ra cảm giác mệt mỏi, run rẩy và lo lắng.
  • Đau ngực: Khi tim không bơm đủ máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể sẽ gây ra cảm giác không thoải mái cùng triệu chứng đau ngực.
  • Chóng mặt và ngất xỉu: Thiếu máu đến não có thể gây chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu.
  • Tăng nguy cơ đối với vấn đề tim mạch: Khi tim hoạt động quá mức sẽ tăng nguy cơ rủi ro về sức khỏe tim mạch.

1.2. Nguyên nhân gây tim đập nhanh

Nguyên nhân dẫn đến nhịp tim nhanh bao gồm:

  • Bệnh tim hoặc bệnh phổi: Người bệnh tim, bệnh phổi hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan có thể tăng nguy cơ mắc nhịp tim nhanh.
  • Khuyết tật tim bẩm sinh: Nếu bạn sinh ra với cấu trúc tim bất thường hay còn được gọi là khuyết tật tim bẩm sinh, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nhịp tim.
  • Sốt: Các trạng thái sốt có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Mất nước hoặc uống quá nhiều caffeine: Thiếu nước hoặc dùng lượng caffeine lớn có thể làm tăng nhịp tim.
  • Tình trạng căng thẳng và lo lắng: Stress và lo lắng có thể gây ra nhịp tim nhanh.
  • Dùng thuốc hoặc chất kích thích: Việc sử dụng một số loại thuốc hoặc các chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhịp tim nhanh.
  • Chấn thương hoặc căng thẳng cơ: Những tình trạng này có thể gây ra nhịp tim nhanh.

1.3. ​Cần phải làm gì khi tim đập nhanh?

Sau khi hiểu rõ về tình trạng bệnh lý, nguyên nhân của bệnh, vậy chúng ta cần phải làm gì khi tim đập nhanh? Các phương pháp sau đây được đề xuất bởi bác sĩ có thể làm chậm quá trình nhịp tim nhanh:

  • Cắt giảm cà phê hoặc rượu: Giảm hoặc loại bỏ caffeine và rượu từ chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát nhịp tim.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tăng nguy cơ nhịp tim nhanh.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Đảm bảo bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và giảm căng thẳng có thể giúp kiểm soát nhịp tim.
  • Áp dụng nghiệm pháp Valsalva: Bịt nhẹ lỗ mũi lại trong khi thổi không khí qua mũi. Cách này cũng nhằm kiểm soát nhịp tim bằng cách tạo ra áp lực trong ngực.

Cần phải làm gì khi tim đập nhanh? Giải toả căng thẳng cũng là một cách hiệu quả
Cần phải làm gì khi tim đập nhanh? Giải toả căng thẳng cũng là một cách hiệu quả

Lưu ý: nếu tình trạng trên đi kèm với các triệu chứng đau ngực kéo dài, khó thở hoặc ngất xỉu cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

2. Phải làm gì trước tình trạng nhịp tim chậm

2.1. Nhịp tim chậm là gì?

Khi nhịp tim chậm hơn 60 nhịp mỗi phút, được gọi là nhịp tim chậm, điều này ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu và oxy cho cơ thể. Một số dấu hiệu và triệu chứng mà bạn có thể trải qua khi nhịp tim chậm:

  • Ngất xỉu: Thiếu máu và oxy có thể dẫn đến trạng thái ngất xỉu hoặc mất ý thức.
  • Chóng mặt: Khi máu không được cung cấp đủ đến não, bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
  • Mệt mỏi, không có sức lực và khó thở: Cơ thể không nhận đủ năng lượng do máu cung cấp dẫn đến cảm giác mệt mỏi và khó thở.
  • Đau ngực: Một số người có thể trải qua đau ngực khi nhịp tim chậm.
  • Vấn đề về trí nhớ: Thiếu máu đến não có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và tập trung.

Nhịp tim chậm gây mệt mỏi cho người bệnh
Nhịp tim chậm gây mệt mỏi cho người bệnh

2.2. Nguyên nhân của nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là do hệ thống điện tim gặp vấn đề. Trái tim sẽ không nhận được tín hiệu để đập bình thường. Điều này có thể xảy ra vì một số hoặc tất cả những lý do sau:

  • Tổn thương mô tim do tuổi tác hoặc đau tim.
  • Huyết áp cao, thiếu ámu co
  • Các vấn đề về tim bẩm sinh, xuất hiện từ khi sinh ra.
  • Tuyến giáp hoạt động kém.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Rối loạn viêm như lupus ban đỏ hệ thống.
  • Thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến tim, huyết áp cao hoặc bệnh tâm thần

2.3. Cách khắc phục tình trạng nhịp tim chậm

Cho đến nay, vẫn chưa có cách khắc phục tình trạng nhịp tim chậm tại nhà. Khi bạn đối mặt với tình trạng nhịp tim chậm, cần đến ngay bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể đề xuất:

  • Thuốc điều trị tăng nhịp tim.
  • Máy điều hòa nhịp tim (pacemaker): Nếu nguyên nhân là hệ thống điện tim không hoạt động đúng cách, bác sĩ có thể đề xuất cấy ghép máy điều hoà nhịp tim để giúp duy trì và điều chỉnh nhịp tim.
  • Điều trị nguyên nhân cơ bản: Nếu nhịp tim chậm xuất phát từ các vấn đề khác như bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu cơ tim vấn đề về tim bẩm sinh hoặc rối loạn giấc ngủ, bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị nguyên nhân cơ bản.
  • Lưu ý: Nếu tình trạng trên đi kèm với các triệu chứng đau ngực kéo dài, khó thở hoặc ngất xỉu cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

3. Cần phải làm gì khi tim bỏ nhịp

3.1. Tim bỏ nhịp là gì?

Rối loạn ngoại tâm thu, còn được gọi là rối loạn nhịp tim, là tình trạng mà nhịp tim trở nên không đều hoặc không bình thường. Dấu hiệu tiêu biểu là sự thay đổi trong nhịp tim, thường bắt đầu từ sự xuất hiện của nhịp tim không đều, làm gián đoạn nhịp đập tự nhiên của tim. Rối loạn ngoại tâm thu là một trạng thái mà tim hoạt động không đều hoặc có những biến đổi nhịp tim không thường xuyên.

Khi tình trạng này xảy ra trong thời gian ngắn, nhiều người không nhận ra sự thay đổi. Tuy nhiên, khi các biến đổi này kéo dài và ảnh hưởng đến nhịp tim, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như nhịp đập không đều hoặc bị bỏ nhịp. Hai dạng phổ biến của ngoại tâm thu là co thắt tâm thất sớm (PVC) và co thắt tâm nhĩ sớm (PAC).


Tim bỏ nhịp là biểu hiện của bệnh rối loạn ngoại tâm thu
Tim bỏ nhịp là biểu hiện của bệnh rối loạn ngoại tâm thu

3.2. Nguyên nhân của tim bỏ nhịp

Nguyên nhân của tim bỏ nhịp thường không rõ ràng nhưng phần lớn xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Căng thẳng và lo lắng.
  • Trạng thái tinh thần bị hoảng loạn.
  • Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Lượng đường trong máu thấp.
  • Kali thấp.
  • Sốt.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc có ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Thực phẩm bổ sung chứa nhân sâm và cây ma hoàng.
  • Vận động thể lực ở cường độ cao.
  • Quá nhiều caffeine.

3.3. Làm gì để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng tim bỏ nhịp

Thay đổi trong lối sống sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng trên:

  • Tránh dùng caffeine: Giảm hoặc loại bỏ các nguồn caffeine khỏi chế độ ăn uống của bạn như cà phê, trà và đồ uống có caffeine khác.
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ đầy đủ để hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm căng thẳng.
  • Tránh hoặc cắt giảm rượu: Hạn chế hoặc tránh uống rượu, vì nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả rối loạn nhịp tim.
  • Tránh các loại thuốc kích thích: Tránh sử dụng thuốc kích thích bao gồm cả các loại thuốc cảm có chứa pseudoephedrine.
  • Thư giãn và kiểm soát căng thẳng: Tìm cách thư giãn và quản lý căng thẳng thông qua thiền, yoga hoặc các hoạt động giảm căng thẳng khác.

Hạn chế các chất kích thích cũng như đồ uống có cồn để phòng ngừa tình trạng tim bỏ nhịp
Hạn chế các chất kích thích cũng như đồ uống có cồn để phòng ngừa tình trạng tim bỏ nhịp

Nếu bạn đang trải qua tình trạng tim bỏ nhịp, có thể thử những phương pháp sau để trở lại nhịp bình thường:

  • Thở sâu: Thực hiện những đợt thở sâu có thể giúp bạn thư giãn và làm giảm căng thẳng.
  • Rửa mặt bằng nước lạnh: Hành động này có thể kích thích dây thần kinh kiểm soát nhịp tim.
  • Không hoảng loạn: Giữ tinh thần bình tĩnh và tránh hoảng loạn, vì căng thẳng có thể làm tình trạng tim trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý rằng: Nếu tính trạng trên đi kèm với triệu chứng như khó thở, chóng mặt, đau ngực hoặc ngất xỉu, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Những dấu hiệu này có thể là biểu hiện của một bệnh tim nghiêm trọng và cần sự điều trị càng sớm càng tốt.


Tim đập nhanh chậm hoặc tim bỏ nhịp là biểu hiện của các bệnh lý cần được quan tâm.
Tim đập nhanh chậm hoặc tim bỏ nhịp là biểu hiện của các bệnh lý cần được quan tâm.

Các trường hợp tim đập nhanh chậm hoặc tim bỏ nhịp xảy ra trong thời gian ngắn và xuất hiện không thường xuyên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên, khi tình trạng tim đập nhanh chậm hoặc tim bỏ nhịp kéo dài, tần suất nhiều và khiến chất lượng cuộc sống suy giảm thì đây là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Chúng ta hãy quan tâm và chú ý hơn đến sức khỏe tổng thể nói chung cũng như sức khỏe tim mạch nói riêng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe