Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quyết định đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh có phù hợp hay không? Vậy cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh bao nhiêu được cho là đạt tiêu chuẩn? Nhẹ cân hay thừa cân ở trẻ sơ sinh khi mới sinh có tiềm ẩn những nguy cơ gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ.
1. Vì sao nên đo chiều cao cân nặng cho bé sơ sinh
- Khi trẻ mới sinh ra thì chiều cao, cân nặng là cơ sở phản ánh rõ nét nhất sự phát triển của trẻ khi ở trong bụng mẹ. Đặc biệt là cân nặng trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất.
- Cân nặng của trẻ sơ sinh góp phần chẩn đoán 1 số bệnh hay dự đoán nguy cơ của đứa trẻ sau này. Ví dụ trẻ cân nặng trên 4kg có nguy cơ được sinh ra từ bà mẹ đái tháo đường thai kỳ, trẻ sau sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh. Hạ đường huyết sau sinh sẽ kéo theo các hiện tượng khác như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt... Ngoài ra trẻ còn có các yếu tố nguy cơ sau này như: béo phì, đái tháo đường, ung thư..
- Nếu cân nặng của trẻ sơ sinh được coi là nhẹ cân có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất trí tuệ, hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, lo âu sau này, kém thông minh hơn sao với trẻ có cân nặng chuẩn
- Cân nặng giúp điều chỉnh chế độ ăn phù hợp
- Cân nặng sau dinh của trẻ còn giúp tiên lượng cuộc đẻ lần sau cho người mẹ.
2. Một số khái niệm về cân nặng của trẻ sơ sinh
- Cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh đối với trẻ đủ tháng dao động khoảng từ 2,9 - 3,8kg, chiều cao trung bình từ 50cm - 53cm, chu vi vòng đầu trung bình của trẻ trai là 34,3cm và trẻ gái là 33,8cm.
- Trẻ lớn lên từng ngày cân nặng tăng lên từng ngày. Tăng cân theo tuổi được đánh giá là phù hợp như sau:
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tăng trung bình một tháng cần đạt ít nhất 600 gram. Lớn hơn 6 tháng tuổi, trẻ tăng trung bình 500 gram/tháng...
- Trong năm thứ hai sinh, cân nặng ở trẻ trung bình tăng từ 2,5-3kg
- Sau 2 năm cân nặng trung bình mỗi năm tăng 2kg cho đến tuổi dậy thì
- Trẻ sơ sinh bị coi là nhẹ cân khi cân nặng khi sinh dưới 2,5kg. Những trẻ bị nhẹ cân có nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,..
- Trẻ sơ sinh khi sinh được coi là thừa cân khi lúc mới sinh trẻ có trọng lượng trên 4 kg. Trẻ thừa cân có nguy cơ mắc béo phì, mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường,..
3. Nguyên nhân khiến trẻ khi sinh bị nhẹ cân
- Trẻ sinh non trước tuần thai thứ 37. Thời gian trong bụng mẹ chưa đủ trẻ phát triển hoàn thiện đầy đủ vì vậy khiến trẻ bị nhẹ cân.
- Mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba, sinh tư....) khiến trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị nhẹ cân.
- Mẹ sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích khi mang thai. Sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai sẽ hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.
- Mẹ bị tiền sản giật. Tiền sản giật làm giảm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng vận chuyển đến nhau thai dẫn đến trẻ sơ sinh bị nhẹ cân khi vừa sinh ra.
- Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung. Đây là tình trạng bào thai không phát triển trong tử cung như bình thường dẫn đến cân nặng bị giảm so với trẻ khác. Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này như khi thai nhi không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, huyết áp mẹ không ổn định, do bất thường nhiễm sắc thể, bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.
- Nhiễm trùng thai kỳ. Nhiễm trùng thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác nhau trong đó có tình trạng thấp cân ở trẻ sơ sinh.
- Biết được những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhẹ cân sẽ giúp bà bầu điều chỉnh và theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ. Trẻ sinh ra sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các chỉ số phát triển.
4. Nguyên nhân dẫn đến thừa cân ở trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân hàng đầu được xác định khi trẻ sơ sinh mắc bệnh thừa cân là do mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ làm cho thai nhi tăng cân nhiều trong tử cung. Đặc biệt ở những thai phụ tăng từ 15kg trở lên trong lúc mang thai dễ sinh con bị thừa cân.
- Cha và mẹ bị thừa cân béo phì thì trẻ cũng có nguy cơ bị thừa cân hơn so với trẻ có cha mẹ có cân nặng bình thường.
Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.