Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Khi bị ê buốt chân răng nhiều người thường tự đặt câu hỏi: “Ê buốt chân răng uống thuốc gì?”. Tuy nhiên có phải lúc nào cũng dùng thuốc khi bị ê buốt chân răng. Vậy cách xử lý phù hợp nhất khi bị ê buốt chân răng là gì?
1. Những tác nhân gây ra tình trạng răng ê buốt
Tình trạng răng ê buốt (răng nhạy cảm) có thể xảy ra khi gặp các tác nhân sau:
- Các loại đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc lạnh
- Các loại thức ăn chứa vị ngọt hoặc chua
- Khi bạn hít thở trong một môi trường nhiệt độ lạnh
2. Cách xử lý khi bị ê buốt chân răng
Dưới đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để phòng tránh sự nhạy cảm của răng cũng như là giảm bớt cảm giác ê buốt răng.
Vệ sinh răng miệng hợp lý: Nên chải răng 2 lần một ngày: sáng và tối trước khi đi ngủ. Để quá trình vệ sinh răng miệng được đảm bảo bạn nên sử dụng các loại kem đánh đánh răng có fluoride hoặc là các loại nước súc miệng. Đánh răng bằng nước ấm 30-40 độ C có thể hạn chế ê buôt răng. Mỗi lần ăn xong bạn có thể dùng chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của kẽ răng khi mà bàn chải không thể làm được.
Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học: Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cà chua, cam, chanh. Hạn chế ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Việc ăn quá nhiều thức ăn cay nóng sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới.
Thay vào đó các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như là các loại hoa quả tươi như chuối và táo sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu chống lại quá trình gây ê buốt cho răng.
Tăng cường bổ sung canxi: Nhiều vấn đề về răng miệng lại bắt nguồn từ việc thiếu canxi. Để bổ sung canxi cho cơ thể bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm nhiều canxi như bơ, sữa hoặc là các loại rau xanh như bông cải xanh, quả hạnh nhân và các loại quả đậu khô.
Để cải thiện tình trạng ê buốt của răng, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng giảm ê buốt, ngoài ra một số nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn phương pháp thoa fluor, sử dụng keo dán lên răng hay trong trường hợp bề mặt răng của bạn bị hư hại nhiều thì phương pháp sử dụng tia laser có thể được sử dụng.
Đặc biệt khi xuất hiện những dấu hiệu ê buốt răng, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.