Bài viết được kiểm duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ Nội hô hấp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Nhiễm khuẩn hô hấp là những bệnh lý phổ biến ở mọi đối tượng và có xu hướng gia tăng theo mùa với mức độ nghiêm trọng và đáp ứng điều trị khác nhau. Do đó việc áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp là rất cần thiết, đặc biệt là trong mùa dịch.
1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì?
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính bao gồm 2 nhóm bệnh khác nhau là nhiễm trùng hô hấp trên (như viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, mũi, viêm xoang hay viêm amidan...) và nhiễm trùng hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi...). Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp thường xảy ra cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, dồn dập nhưng không kéo dài.
Để có cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hiệu quả, trước tiên chúng ta cần có những khái niệm cơ bản về những bệnh lý này. Mặc dù đại dịch Covid-19 (một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp điển hình) đã dần ổn định nhưng chúng ta cũng không được chủ quan, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, những đối tượng nguy cơ cao như người già và trẻ nhỏ với hệ thống miễn dịch yếu kém sẽ dễ mắc bệnh và khi mắc thì bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn.
Sau đây là một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp:
1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trên
Virus là tác nhân chính gây viêm hô hấp trên với đường lây chủ yếu thông qua tiếp xúc theo giọt bắn hô hấp. Các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp trên thường gặp bao gồm:
- Cảm lạnh: Rất phổ biến, tình trạng nhiễm trùng không xảy ra ở một vị trí cụ thể mà là toàn bộ cơ quan hô hấp trên. Thông thường, virus gây bệnh sẽ xâm nhập, sau đó bám lên niêm mạc mũi hoặc họng để gây triệu chứng tại chỗ, sau đó dần lan sang các cơ quan khác với những triệu chứng điển hình như đau họng, nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, sốt, mệt mỏi... Hầu hết các trường hợp bệnh không kéo dài quá 7-10 ngày, tuy nhiên nếu diễn nặng và kéo dài sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ;
- Viêm họng: Triệu chứng hay gặp nhất đau họng, bên cạnh rất nhiều biểu hiện khác do đường hô hấp trên bị tổn thương. Tác nhân hay gặp là liên cầu khuẩn và thường nghiêm trọng hơn các trường hợp viêm họng do virus;
- Viêm thanh quản: Rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn viêm thanh quản với viêm họng do có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên đây hoàn toàn là 2 bệnh lý khác nhau dù cùng thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nguyên nhân gây viêm thanh quản có thể là virus hoặc do một số yếu tố không nhiễm trùng như sử dụng thanh quản quá mức (khi giảng bài, ca hát, hô hét...). Triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản là mất tiếng, khàn tiếng kèm theo đau họng, hắng giọng, sưng nề tuyến nước bọt...;
- Viêm xoang: Xảy ra khi các hốc tự nhiên trong hộp sọ bị vi sinh vật tấn công gây viêm nhiễm niêm mạc. Hậu quả là niêm mạc xoang bị kích thích, tăng tiết dịch nhờn gây bít tắc các lỗ xoang và gây nên các triệu chứng như đau, sốt, tăng áp lực xoang...
1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới
Khác với các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên, những bệnh lý viêm nhiễm hô hấp dưới thường nặng nề hơn và dễ gây biến chứng hơn. Do đó, bệnh nhân cần có biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hiệu quả để góp phần hạn chế những nguy hại cho sức khỏe.
Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm những bệnh lý sau:
- Viêm phổi: Xảy ra khi nhu mô phổi (hay phế nang) bị tấn công bởi các tác nhân, thường gặp nhất là vi khuẩn. Triệu chứng viêm phổi điển hình là sốt cao kèm lạnh run, ho khạc đờm xanh và đau ngực. Khi không được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân bị viêm phổi sẽ nhanh chóng diễn tiến nặng đến suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết và tử vong nhanh chóng;
- Viêm phế quản: Xảy ra khi lớp màng nhầy của phế quản (đường dẫn khí trong phổi) bị viêm nhiễm. Lớp màng nhầy bị vi khuẩn tấn công sẽ dày lên, dẫn đến thu hẹp hoặc tắt hoàn toàn đường dẫn khí và biểu hiện những triệu chứng phổ biến như ho, tăng tiết đờm và khó thở;
Lao phổi là tình trạng nhiễm trùng cả phế quản và nhu mô phổi do vi khuẩn lao. Bệnh lý này lây truyền theo đường không khí khi bệnh nhân hít phải vi khuẩn lao do người mang vi khuẩn ho khạc ra môi trường.
2. Một số cách phòng bệnh đường hô hấp
2.1. Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm
Giữ khoảng cách an toàn với những bệnh nhân được xác định bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi được đánh giá là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp đơn giản mà hiệu quả. Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra thông điệp 5K, trong đó có việc giữ khoảng cách với người bệnh hoặc người nghi nhiễm đã phần nào hỗ trợ kiểm soát bệnh. Điều này cho thấy, giữ khoảng cách là biện pháp mang lại hiệu quả cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi với hệ miễn dịch còn yếu kém.
2.2. Rửa tay thường xuyên
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên với xà phòng nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus tồn tại trên da. Bên cạnh đó, để phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần hướng dẫn con rửa tay theo các bước đúng cách.
2.3. Vệ sinh nhà cửa bằng dung dịch khử trùng
Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính khi có một thành viên trong gia đình mắc bệnh là thường xuyên lau chùi nhà cửa, các bề mặt tiếp xúc, nhà bếp và phòng tắm... bằng các dung dịch khử khuẩn. Ngoài ra, chúng ta nên giặt giũ ga giường, khăn tắm và đồ chơi trẻ em bằng nước nóng nhằm tăng hiệu quả tiêu diệt tác nhân gây bệnh và hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên còn lại trong gia đình.
2.4. Uống đủ nước
Một cách phòng bệnh đường hô hấp vô cùng đơn giản là đảm bảo bổ sung đủ lượng nước nhu cầu mỗi ngày. Điều này đảm bảo cho quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động trơn tru, hiệu quả, qua đó hỗ trợ gia tăng sức đề kháng và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Theo bác sĩ, mỗi người trưởng thành bình thường cần uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể.
2.5. Kiểm soát căng thẳng
Tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, qua đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Để kiểm soát căng thẳng và phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp hiệu quả, chúng ta có thể xây dựng chế độ tập luyện thể dục thường xuyên, thử ngồi thiền và tập hít thở sâu hoặc áp dụng một số kỹ thuật thư giãn cơ bắp như đấm bóp, massage... nhằm mục đích cuối cùng là giúp cơ thể được thoải mái và tránh mắc phải các bệnh nhiễm trùng hô hấp.
2.6. Ngủ đủ giấc
Duy trì giấc ngủ mỗi ngày từ 7-9 tiếng sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, giấc ngủ có vai trò quan trọng và quyết định rất nhiều đến tình trạng của hệ thống miễn dịch. Vì vậy việc ngủ đủ giấc được xem là một cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
2.7. Sử dụng keo ong
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, keo ong được xem là một loại kháng sinh tự nhiên mang lại rất nhiều tác dụng, đặc biệt là đảm bảo cho đường hô hấp luôn khỏe mạnh. Keo ong không chỉ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp mà còn hỗ trợ điều trị các triệu chứng để bệnh nhanh khỏi. Với thành phần chủ yếu là các Polyphenol (như Flavonoid, Acid phenoic, Ketones...) với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, diệt vi nấm,... nên keo ong rất hữu ích cho sức khỏe.
Ngoài ra, thành phần keo ong còn bao gồm một số hoạt chất quý như Artepillin C, cùng các dưỡng chất thiết yếu như sắt, đồng, kẽm, magie, các acid amin, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E... Do đó khi sử dụng sẽ hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, trong đó bao gồm cả việc tăng sức đề kháng của cơ quan hô hấp. Tóm lại, việc sử dụng keo ong được các chuyên gia đánh giá là một cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên nếu có các vấn đề về sức khỏe đường hô hấp, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Xịt họng keo ong xanh Tracybee chứa thành phần từ keo ong xanh Brazil nổi tiếng. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ giảm đau họng, viêm họng và nâng cao sức đề kháng nhờ công nghệ EPP-AF độc quyền.
Bộ sản phẩm gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Keo ong Propolis Mint & Honey Tracybee: dành cho người lớn và trẻ em từ 24 tháng.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Keo ong Propolis Tutti Frutti & Honey For Kids Tracybee: dành cho trẻ em từ 12 tháng.
>> Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://tracybee.vn/keo-ong-xanh-tracybee/
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: CÔNG TY TNHH ONG MẬT TRACYBEE
Địa chỉ: số 6 đường Đ2, Khu phức hợp Thương mại Dịch vụ và Nhà ở, phường Tân Thuận Đông, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0909 697 497 - 0975 925 256
Emai: info@tracybee.vn
Thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh
(GPQC: 2306/2021/XNQC-ATTP)