Một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với sự thành công của trẻ khi đến tuổi đi học chính là biết lắng nghe. Bé sẽ có nguy cơ cao gặp vấn đề về việc học hỏi nếu bé không thể làm theo chỉ dẫn, cả khi ở sân chơi hay khi ở lớp học. Trẻ cũng sẽ có lợi thế hơn về mặt xã hội khi biết lắng nghe.
1. Bố mẹ hãy là những người biết lắng nghe
Bố mẹ cần thể hiện cho trẻ thấy, bản thân mình cũng lắng nghe con nếu bố mẹ muốn con lắng nghe mình. Bố mẹ tôn trọng trẻ thì trẻ cũng sẽ đáp trả lại sự tôn trọng mà mình đã được nhận từ bố mẹ. Và như một kết quả tất yếu, những đứa trẻ nhận được sự lắng nghe từ người khác cũng sẽ trở thành những người biết lắng nghe.
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nếu bạn đang nói chuyện với ai đó và họ có những biểu hiện lơ đãng, không chăm chú lắng nghe. Trẻ em cũng vậy. Do đó, bạn đừng ngắt lời khi trẻ đang kể câu chuyện gì đó với bạn. Trước hết để bé chịu nghe lời, bạn cần nghe hết những lời trẻ nói, chú ý hoàn toàn những gì bé đang kể, không đọc báo hay nói chuyện với người khác tại thời điểm đó.
Trẻ thường bắt chước những hành động của người lớn và những trẻ được chú ý lắng nghe từ bố mẹ là những bé rất biết vâng lời. Khi bé muốn kể hoặc chỉ cho bạn xem một thứ gì đấy, hãy chuyển sự chú ý sang bé.
Bạn cũng cần lắng nghe cách mà bạn nói. Có thể bạn không nhận thức được điều này, tuy nhiên cách giao tiếp mà bố mẹ bạn đã dùng có sức ảnh hưởng lớn đến cách giao tiếp của bạn. Để trẻ bắt chước và học theo, bạn cần phải chú ý tới những gì bạn nói và cách bạn nói để xem bạn có cần phải thay đổi thói quen nào hay không.
2. Cho bé những hướng dẫn rõ ràng, đơn giản khi được giao các nhiệm vụ hàng ngày
Hãy giao nhiệm vụ cho trẻ bằng những chỉ dẫn rõ ràng, đơn giản, đồng thời kết hợp giao tiếp bằng ánh mắt.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi của trẻ khi dạy trẻ cách nghe. Trẻ 2 tuổi chỉ có khả năng làm theo chỉ dẫn có tối đa hai hành động, chẳng hạn như “Con bỏ đĩa lên bàn và rửa tay nhé”. Khi lên 3, trẻ có thể nhớ nhiều việc hơn.
Bố mẹ có thể thêm một hoặc hai công việc vào cho trẻ khi trẻ biết lắng nghe tốt hơn. Bằng cách này, bên cạnh sự chỉ dạy cho con biết lắng nghe, bố mẹ còn giúp trẻ tự lập hơn.
3. Hãy dành những lời khen ngợi khi trẻ biết lắng nghe
Để khen ngợi nỗ lực của con, bố mẹ cần dành cho con những lời khen ngợi kịp thời. Hãy thể hiện cho trẻ biết rằng, điều đó rất đặc biệt khi lần đầu trẻ nghe tốt và làm theo lời chỉ dẫn của bố mẹ.
4. Lời nói phải đi đôi với hành động
Nếu bạn cho phép trẻ ăn thêm 2 cái bánh thì có nghĩa là chỉ đưa bé đúng 2 cái, không nên đưa cho trẻ nhiều hơn. Nếu bạn không thực hiện như những lời bạn đã nói, lần sau trẻ sẽ không nghe lời và phớt lờ lời nói của bạn.
5. Khi trẻ không nghe lời cần có thái độ dứt khoát
Bạn cần tỏ thái độ dứt khoát khi trẻ không chịu nghe lời. Đừng cho trẻ có cơ hội thứ hai, hãy làm đúng những gì bố mẹ đã nói với trẻ. Khi bé hiểu được rằng hành động của mình có thể dẫn đến hậu quả rõ ràng, bé sẽ có xu hướng làm theo lời bố mẹ hơn.
6. Hãy dành thời gian đọc sách cùng trẻ
Thời gian bạn dành để đọc sách cùng con cũng đồng nghĩa với sự chuẩn bị cho con học lắng nghe khi đến lớp. Hãy giúp bé luyện tập khi ở nhà, bởi con có thể phải ngồi ngay ngắn trong thời gian dài hơn rất nhiều khi đến trường. Trong quá trình bố mẹ đọc cho bé, hãy hỏi bé những gì diễn ra trong câu chuyện.
Bạn nên yêu cầu bé kể lại những gì mà bạn và bé đã đọc cùng nhau vào tối hôm trước trước khi bắt đầu câu chuyện mới. Yêu cầu bé đoán xem điều gì có thể xảy ra tiếp theo dựa trên những gì bé đã được nghe từ nãy tới giờ khi bạn đọc xong. Để dạy con học cách lắng nghe, đây chính là khoảng thời gian tốt nhất.
Nếu trẻ không có hứng thú với những cuốn sách mà bạn đọc cho trẻ, đừng ép trẻ phải nghe. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên chán ghét việc đọc sách hơn.
7. Chơi những trò chơi cần lắng nghe
Bằng cách nghe một vài bài hát cùng bé, bạn sẽ giúp việc lắng nghe trở nên vui hơn cũng như giúp trẻ nghe tốt hơn. Khi đến đoạn nhạc nhẹ, bạn có thể yêu cầu bé đi nhón chân, khi đến đoạn nhạc vui nhộn hơn chẳng hạn. Như thế trẻ sẽ cần phải lắng nghe kỹ bản nhạc để biết được thời điểm dừng. Bạn và trẻ có thể thay phiên nhau để hỏi và trả lời.
Dạy trẻ biết lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần chú ý trong quá trình nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên sẽ tùy theo từng tính cách, môi trường sống mà mỗi trẻ sẽ có sự nuôi dạy khác nhau.
Trong trường hợp cha mẹ gặp phải những khó khăn khi nuôi dạy con có thể tới Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec để các bác sĩ giàu chuyên môn trực tiếp kiểm tra kỹ năng nghe, sức khỏe tâm lý của trẻ để có những tư vấn cụ thể hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong