Tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em sẽ khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi, lâu dần dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng và chậm lớn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ được cách chống táo bón cho trẻ để hạn chế các tình trạng này.
1. Dấu hiệu trẻ bị táo bón
Táo bón lâu ngày ở trẻ là tình trạng trẻ thường xuyên bị táo bón, trị mãi không dứt. Khi mắc táo bón lâu ngày, trẻ có số lần đi vệ sinh rất ít và đầu phân cứng.
Trẻ có thể bị táo bón nếu:
- Trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ngày;
- Trẻ 6 - 12 tháng tuổi đi đại tiện dưới 3 lần/tuần;
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên đi tiêu dưới 2 lần/tuần.
Ngoài ra, một dấu hiệu khác giúp nhận biết trẻ bị táo bón là phân có dạng rắn, nhiều đường rạn trên bề mặt, trẻ bị chướng và cứng bụng, gặp nhiều khó khăn khi đi tiêu.
2. Chống táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng
Trong trường hợp trẻ đã ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm chống táo bón cho trẻ như:
- Rau mồng tơi: Mồng tơi có tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, nó còn có lượng lớn chất nhầy pectin và tinh bột polysaccharide, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, đẩy phân ra ngoài dễ hơn;
- Rau dền đỏ: Có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu,... Vì vậy, rau dền đỏ thường được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, chữa táo bón và bệnh lỵ ở trẻ;
- Khoai lang: Loại củ này chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp làm tăng lượng phân. Trong khoai lang còn có hàm lượng chất xơ và pectin nhất định, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa;
- Bông cải xanh: Có hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp làm tăng thể tích của phân để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh táo bón. Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin C, K và folate, có lợi cho sự phát triển của trẻ;
- Mận: Với hàm lượng chất xơ cao, mận được sử dụng như một phương thuốc chống táo bón cho bé một cách tự nhiên. Mận có hàm lượng polyphenol dồi dào, giúp làm tăng lượng chất lỏng bên trong đường ruột, hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả;
- Chuối chín: Chuối bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ nhờ hàm lượng lớn acid folic, kali, pectin, vitamin B6,... Ngoài ra, một quả chuối chứa tới 12% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, hỗ trợ nhu động ruột. Vì vậy, trẻ ăn chuối với lượng vừa đủ có thể phòng ngừa được chứng táo bón;
- Thực phẩm có lợi khuẩn: Sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn để cải thiện tình trạng mất cân bằng vi khuẩn đường ruột cho bé;
- Các thực phẩm khác: Có thể kể đến là táo, lê, kiwi, bơ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, đậu bắp, quả mâm xôi, bưởi,... Chúng có hàm lượng cao chất xơ, pectin, có tác dụng làm mềm phân nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Với những trẻ bị táo bón nhưng không thích ăn rau, cha mẹ có thể thay đổi cách chế biến, trình bày các món rau củ sao cho hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ dễ uống.
3. Chống táo bón cho trẻ bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt
- Cho trẻ uống nhiều nước: Tình trạng táo bón ở trẻ em thường do cơ thể mất nước, thiếu nước. Vì vậy, khi trẻ không đi ngoài được, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bé giữ nước trong cơ thể;
- Cho trẻ vận động nhiều hơn: Đây là cách chống táo bón cho trẻ hiệu quả và an toàn. Việc vận động đều đặn giúp ruột của trẻ được chuyển động, hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ;
- Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn cho bé: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đi đại tiện vào một thời điểm trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn hoặc vào bất cứ thời điểm nào mà bé muốn đi. Việc này tạo cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ và giúp trẻ ít bị táo bón;
- Massage bụng cho trẻ: Cha mẹ có thể massage bụng hằng ngày cho bé để bé tiêu hóa tốt hơn và đi ngoài dễ dàng hơn, không bị táo bón;
- Sử dụng thuốc làm mềm phân: Phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân cho trẻ em theo khuyến nghị của bác sĩ;
- Không nên cho trẻ ăn nhiều thịt đỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc đã qua chế biến vì đây là các nhóm thực phẩm dễ khiến trẻ bị táo bón.
4. Một số mẹo dân gian trị táo bón ở trẻ
- Dùng mật ong: Cha mẹ có thể sử dụng mật ong để trị táo bón cho trẻ. Mật ong có tính nóng và nhờn nên nó giúp kích thích các cơ hậu môn hoạt động. Mẹ chỉ cần lấy một chút mật ong nguyên chất, thoa lên bông gòn, ngoáy sâu vào trong hậu môn của trẻ. Thực hiện đều đặn 5 - 6 ngày là trẻ hết táo bón. Cha mẹ lưu ý là ở giai đoạn này hậu môn của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị rách nên khi bôi mật ong cần thực hiện nhẹ nhàng;
- Dùng bồ kết: Phụ huynh lấy khoảng 4 - 5 quả bồ kết, nướng lên, bỏ vào nồi đun sôi cùng 500ml nước. Tiếp theo, đợi nước nguội thì cha mẹ dùng xi lanh bơm dung dịch này vào hậu môn của trẻ. Trẻ có thể đi vệ sinh ngay sau đó;
- Dùng rau mồng tơi: Rau mồng tơi có tính nhớt, bôi trơn hậu môn cho bé rất tốt. Cách thực hiện như sau: Mẹ lấy 1 cọng mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài, lấy cuống ngoáy hậu môn trẻ 3 - 4 lần. Làm liên tục vài ngày thì chứng táo bón của trẻ sẽ chấm dứt.
Chống táo bón cho trẻ không phải là việc làm quá khó khăn nếu các bậc phụ huynh biết điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Cha mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ những thực phẩm trị táo bón để chủ động cải thiện tình trạng này cho bé.
Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong