Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Trẻ bị táo bón nên được massage vùng bụng kết hợp với các vùng khác trên cơ thể, như bài tập đạp xe đạp giúp tăng cường hiệu quả. Ngoài ra chế độ ăn hằng ngày của trẻ bị táo bón cũng nên được thay đổi, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước.
1. Táo bón ở trẻ
Táo bón xảy ra khi nhu động ruột giảm, trẻ khó bài tiết phân ra ngoài do phân thường khá khô và cứng. Tình trạng táo bón có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, tùy theo từng nguyên nhân gây táo bón.
Trẻ bị táo bón thường biểu hiện trên lâm sàng với các dấu hiệu sau:
- Đại tiện ít hơn 3 lần một tuần
- Cảm giác đau khi đại tiện
- Đau bụng
- Phân cứng, to, khô, có thể có máu
2. Cách massage cho trẻ táo bón
Massage là một trong những phương pháp hỗ trợ các trẻ bị táo bón đơn giản, rẻ tiền mà các bậc phụ huynh có thể tự thực hành tại nhà. Các lợi ích cơ bản mà massage mang lại bao gồm tăng cường lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, kích thích tăng cường nhu động ruột và giúp trẻ đại tiện được dễ dàng và thường xuyên hơn. Ngoài ra việc tiến hành massage cho trẻ táo bón còn giúp trẻ được thư giãn, tăng tương tác giữa bố mẹ và trẻ, mẹ tăng tiết sữa trong khi trẻ có cơ hội phát triển nhanh khả năng giao tiếp. Bố hoặc mẹ khi massage nên thể hiện tình yêu của mình dành cho con bằng cách nhìn vào trẻ mỉm cười hoặc hát những bài hát nhẹ nhàng cho trẻ nghe. Massage cho trẻ táo bón có thể được kết hợp cùng với dầu massage hoặc các tinh dầu có mùi hương dễ chịu và ít gây kích ứng da. Thực hiện massage cho trẻ táo bón nên thực hiện hằng ngày và ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Thời điểm tốt nhất để tiến hành massage cho trẻ táo bón là ngay sau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ hoặc trước khi tắm vào buổi tối. Cần tránh thực hiện massage khi trẻ vừa mới ăn no hoặc trẻ đang có vết thương hở trên da vùng bụng. Đợi ít nhất 45 phút đến 1 giờ sau khi ăn mới được tiến hàng massage cho trẻ táo bón.
Các bước tiền hành khi massage cho trẻ táo bón:
- Chuẩn bị phòng: Trẻ bị táo bón nên được massage trong phòng thoáng đãng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng và không có gió lùa.
- Chuẩn bị người massage: Bố hoặc mẹ của trẻ nên là người tiến hành massage. Bàn tay của người massage cho trẻ táo bón cần được vệ sinh sạch sẽ, cắt ngắn móng tay, tháo bỏ toàn bộ trang sức để tránh làm tổn thương bề mặt da của trẻ.
- Chuẩn bị trẻ: Trẻ bị táo bón nên được vệ sinh sạch sẽ trước khi massage. Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng được lót bởi chăn mềm, sạch.
- Tiến hành massage: Nhiều người nhầm tưởng massage cho trẻ táo bón chỉ cần massage ở vùng bụng, tuy nhiên trẻ nên được massage ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể nhằm tăng cường tuần hoàn, tăng lưu thông máu. Người massage có thể bắt đầu bằng với hai tay của trẻ: nắn nhẹ hai cánh tay từ vai xuống lần đến cánh tay, khuỷu, cổ tay và kết thúc ở hai bàn tay, khép mở hai cánh tay trẻ đều đặn và nhẹ nhàng. Massage bụng trẻ bị táo bón theo chiều kim đồng hồ dọc khung đại tràng. Di chuyển nhẹ nhàng các ngón tay một chiều từ phải sang trái theo vị trí của khung đại tràng tương ứng trên thành bụng. Sau đó, tiến hành massage lưng cho trẻ bằng cách vuốt dọc 2 khối cơ cạnh cột sống lưng theo đường xoắn ốc, vỗ nhẹ lên hai bả vai. Cuối cùng, bố hoặc mẹ cần massage hai chi dưới tương tự với hai tay: nắn nhẹ nhàng hai chân trẻ từ trên đùi xuống dưới hai cẳng chân và hai bàn chân, gập duỗi hai chân nhẹ nhàng. Trẻ bị táo bón nên được tập các bài tập thể dục nhỏ, phổ biến nhất là bài tập đạp xe đạp: giữ lấy hai chân trẻ nhẹ nhàng, gấp chân phải từ từ về phía vai phải sau đó duỗi thẳng chân và gấp chân trái về phía vai trái theo cách tương tự.
3. Biện pháp hỗ trợ điều trị trẻ bị táo bón
Ngoài bài tập massage, trẻ bị táo bón nên được hỗ trợ tiêu hóa bằng nhiều phương pháp khác như bổ sung một số các loại thực phẩm dễ tìm kiếm và chế biến như:
- Trái cây tươi: Trẻ bị táo bón nên được uống nước ép trái cây kết hợp đồng thời với bú sữa mẹ. Uống xen kẽ nhiều lần trong ngày và giữa các bữa ăn với nhau. Một số loại quả nên dùng cho trẻ bị táo bón bao gồm mận, lê, táo, nho vì chúng cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ hoạt động cho đường tiêu hóa. Các loại nước ép từ bưởi, cam, thơm nên hạn chế dùng vì thành phần của chúng có khả năng gây kích ứng đường ruột.
- Lá bạc hà: Bạc hà được biết đến như một loại thực phẩm có hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết phân của trẻ. Phụ huynh có thể vò lấy một vài lá bạc hà hòa trong một cốc nước ấm cho trẻ uống sẽ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Không nên dùng quá nhiều bạc hà.
- Tắm trẻ bằng nước ấm: Tương tự như với người lớn, tắm nước ấm giúp trẻ nhỏ thư giãn, thoải mái và giảm cảm giác khó chịu do táo bón hay đầy bụng. Có thể hòa thêm một vài loại tinh dầu có mùi thơm nhẹ hoặc thảo mộc khiến trẻ thêm cảm giác thư thái.
- Sử dụng mật ong và dầu dừa bôi xung quanh hậu môn giúp trẻ rặn dễ dàng hơn.
- Men vi sinh: Nguyên nhân táo bón có thể đến từ việc sử dụng các loại sữa công thức thay vì sữa mẹ, vì chúng thường khá khó tiêu. Men vi sinh với thành phần gồm nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng đường ruột, làm mềm phân và giúp trẻ dễ đại tiện hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn men vi sinh, liều lượng và thời gian sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, bố mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ sử dụng trong thời gian kéo dài, dễ mang lại nhiều tác dụng không mong muốn.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan về tình trạng táo bón của con mình. Đưa trẻ bị táo bón đến gặp bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Đau cấp vùng bụng hoặc vùng hậu môn kéo dài hơn một giờ.
- Chảy máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm từ hậu môn.
- Trẻ bị táo bón kéo dài hơn một tuần.
- Táo bón kèm nôn mửa, trẻ mệt mỏi.
- Sốt cao, li bì.
- Sụt cân hoặc không tăng cân
Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B ,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong