Cách lây truyền và dấu hiệu điển hình của bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là một bệnh lý nặng nguyên nhân do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh uốn ván gây ra những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc.

1. Uốn ván lây thế nào?

Các bào tử của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani sống trong môi trường đất, đất bón phân, đặc biệt là phân ngựa. Các bào tử của vi khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể thông qua các nhiễm khuẩn biểu hiện bằng những thương tổn trên da hoặc vết thương.

Các vết thương nguy cơ dẫn đến bệnh uốn ván bao gồm:

  • Gãy xương dạng phức tạp (gãy xương hở);
  • Vết cắn của động vật;
  • Bất cứ loại vết thương nào (chẳng hạn như đinh sắt bị rỉ hoặc gai đâm);
  • Bỏng hoặc những vết thương bị nhiễm bẩn với đất, bụi, phân ngựa hoặc dằm gỗ.
  • Tổn thương cấp tính như các vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ.

Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. Trẻ hiếu động dễ bị trầy xước bởi những vật dụng gỉ sét (nơi chứa nhiều vi khuẩn) sẽ dễ bị nhiễm bệnh uốn ván nếu chưa được tiêm chủng.

Một số trường hợp dẫn đến bệnh uốn ván liên quan đến phẫu thuật khác:

  • Nạo phá thai trong những điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Tổ chức của cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.
  • Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bào vi khuẩn uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ nguyên nhân là do cắt rốn bằng dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không sạch.

Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương
Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương

2. Biểu hiện bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván khởi phát sau khi gặp những chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Bệnh uốn ván thể toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh uốn ván:

  • Tăng trương lực cơ: Lúc đầu tăng trương lực cơ ở những cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra triệu chứng cứng bụng và cứng các cơ ở vị trí gốc chi.
  • Co cứng toàn thân: Xuất hiện những cơn co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn. Đặc biệt có triệu chứng co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng- đây là triệu chứng điển hình của bệnh uốn ván. Những cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn co cứng có thể lặp đi lặp lại, tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ.
  • Thể nhẹ, bệnh nhân chỉ xuất hiện tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào.
  • Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng.

Hình ảnh bệnh nhân mắc uốn ván
Hình ảnh bệnh nhân mắc uốn ván

  • Thể nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ gân sâu tăng. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi.
  • Những biểu hiện về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột.
  • Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.
  • Bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị.
  • Bệnh uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Bệnh uốn ván đầu là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, thường gặp là dây số 7 với tỷ lệ tử vong cao.

Hiện nay, tiêm phòng được xem là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả nhất.


Trung tâm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec
Trung tâm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin Uốn ván với các loại vắc-xin cả đơn và phối hợp. Dịch vụ tiêm vắc-xin tại Vinmec đem lại cho khách hàng những lợi ích sau:

  • Trẻ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe