Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ Nội hô hấp - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp thường gặp, nằm trong nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở người có tuổi, bệnh nền mãn tính trên thế giới. Bệnh cảnh lâm sàng của viêm phổi mắc phải cộng đồng ở các mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ có thể điều trị ngoại trú hoặc diễn biến nghiêm trọng và thậm chí phải vào cấp cứu, dù điều trị tích cực nhưng vẫn tử vong. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng của viêm phổi, cơ địa bệnh nhân và căn nguyên gây bệnh mà sử dụng thuốc chữa viêm phổi khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân.
1. Tổng quan về bệnh viêm phổi
Viêm phổi là bệnh lý đường hô hấp thường gặp. Đây là tình trạng nhiễm trùng của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của 1 hoặc 2 bên phổi. Khi 1 người bị viêm phổi, phế nang chứa đầy vi sinh vật, chất lỏng và các tế bào viêm nhiễm và phổi của họ không thể hoạt động bình thường.
Viêm phổi thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng, các triệu chứng biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào căn nguyên vi sinh và cơ địa của bệnh nhân...
Trên lâm sàng, cần đánh giá mức độ nặng của viêm phổi để phân tích giúp đánh giá tiên lượng và phân tầng nguy cơ của bệnh nhân, quyết định nơi điều trị (ngoại trú, nội trú hay khoa điều trị tích cực) và lựa chọn phác đồ kháng sinh đối với vi khuẩn, kháng virus đối với nhiễm siêu vi, kháng nấm nếu phát hiện tác nhân là gây bệnh là nấm xâm nhập.
Đa số viêm phổi được điều trị ngoại trú. Bệnh nhân viêm phổi có nguy cơ nhẹ hoặc trung bình có thể lựa chọn điều trị với kháng sinh theo kinh nghiệm, kèm việc cân nhắc làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân tùy theo đánh giá của bác sĩ.
2. Cách dùng thuốc chữa viêm phổi hiệu quả
Để chữa viêm phổi, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả hơn.
2.1 Các loại thuốc dùng trong điều trị viêm phổi
Để điều trị viêm phổi, người bệnh thường được kê đơn sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Nên sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm càng sớm càng tốt.
- Thuốc kháng virus: Có thể được chỉ định cho một số trường hợp viêm phổi do virus, có thể sử dụng thuốc kháng virus chẳng hạn như Oseltamivir, Zanamivir, Peramivir, Peramivir và Ribavirin... Mặc dù viêm phổi do virus đơn thuần xảy ra, nhưng tình trạng bội nhiễm vi khuẩn vẫn phổ biến và cần dùng kháng sinh chống lại các vi khuẩn như S. pneumoniae, H. influenzae và S. aureus.
- Thuốc kháng nấm: Một số thuốc kháng nấm như Fluconazole và Itraconazole... có thể được sử dụng nếu nguyên nhân gây viêm phổi được xác định do nấm.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho. Tuy nhiên ho giúp tống đờm ra khỏi phổi nên bạn không nên lạm dụng thuốc giảm do.
- Thuốc hạ sốt giảm đau: Có thể sử dụng khi xuất hiện triệu chứng sốt như Ibuprofen và Acetaminophen...
2.2 Sử dụng thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm phổi
Bên cạnh các biện pháp điều trị như sử dụng thuốc kháng sinh thì một số sản phẩm tự nhiên cũng được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm phổi. Một số thành phần thường thấy trong các bài thuốc y học cổ truyền điều trị viêm phổi phải kể đến như:
- Fibrolysin: Fibrolysin là hợp chất của MSM methylsulfonylmethane và muối kẽm gluconat có tác dụng chống xơ hóa, tái cấu trúc đường thở, giúp đường thở luôn thông thoáng, giảm triệu chứng viêm phổi và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
- Xạ can: Có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh Can và Phế, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm viêm họng, đau họng, ho và khó thở. Cây xạ can có nhiều tác dụng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trong đó có viêm phế quản, viêm phổi.
- Nhũ hương: Có vị đắng, tính cay, hơi ấm. Nhũ hương có công dụng hoạt huyết, điều khí tốt, qua đó giúp giảm ho và điều trị viêm phế quản. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất chứa trong nhũ hương giúp ngăn chặn việc sản xuất leukotriene (hợp chất khiến cơ phế quản bị co thắt).
- Tạo giác (hay còn được gọi là gai bồ kết): Có tác dụng thông khiếu, sát khuẩn, tiêu thũng, khử đờm.
Mặc dù sử dụng các thảo dược tự nhiên chữa viêm phổi rất tốt nhưng nếu sử dụng đơn lẻ thì thường sẽ hiệu quả chậm. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần thảo dược kể trên để giúp mang lại hiệu quả điều trị viêm phổi tốt nhất.
3. Biện pháp giúp phòng ngừa viêm phổi
Để phòng ngừa viêm phổi tái phát, bạn cần thực hiện theo các phương pháp sau:
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng và tai mũi họng.
- Quản lý tốt các bệnh lý nền của bệnh nhân: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường và bệnh gan thận mạn tính.
- Bỏ các chất kích thích có hại như: Thuốc lá, thuốc lào, bia rượu. Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động được chứng là yếu tố nguy cơ của viêm phổi mắc phải cộng đồng.
- Giữ ấm vùng cổ ngực trong mùa lạnh.
- Tiêm vacxin phòng cúm 1 năm/ lần ở người > 50 tuổi, chỉ định ở người mắc bệnh lý tim phổi mạn tính, suy thận nặng, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường.
- Tiêm vacxin phòng phế cầu: 5 năm/ lần khi tiêm lần đầu dưới 65 tuổi, nếu lần đầu tiêm > 65 tuổi thì không cần nhắc lại, chỉ định ở người mắc bệnh tim phổi mạn tính, cắt lách, suy giảm miễn dịch, dò dịch não tủy, đái tháo đường, nghiện rượu và bệnh gan mạn tính.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh viêm phổi cần cần khám bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp nếu có các biểu hiện nghi ngờ, dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ để tăng cường chức năng phổi, phế quản.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BẢO PHẾ VƯƠNG – Dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản
Bảo Phế Vương có thành phần chứa Fibrolysin và nhiều thảo dược, hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho, giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản. Bảo Phế Vương dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương
Xem thêm thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.
Tiếp thị và phân phối: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu - AEROPHA
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản phẩm Bảo Phế Vương có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
(GPQC: 00268/2019/ATTP-XNQC)