Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Cẩm đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa và từng có thời gian công tác tại khoa Nhi - Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi, hồi sức, cấp cứu nhi.
Và Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ độ tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Đây là bệnh tiến triển nhanh, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng khả năng nghe của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính.
1. Viêm tai giữa cấp tính là gì?
Viêm tai giữa cấp tính là một tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa, có đợt bùng phát nhanh và ngắn với dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tai giữa, kèm có dịch trong tai giữa. Bệnh thường gặp ở trẻ em, tiến triển trong vòng từ 2-3 tuần với các triệu chứng tiêu biểu của một quá trình viêm cấp.
2. Triệu chứng viêm tai giữa
- Thường xuất hiện cùng với viêm họng hoặc viêm mũi họng với các triệu chứng như chảy mũi, họng đỏ,...
- Trẻ sốt, có thể sốt nhẹ, sốt vừa hay sốt cao từ 39 đến 40 độ C
- Đau tai, trẻ thường hay kéo tai hay dụi tai
- Trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ hay tiêu chảy
- Khám thấy trong tai màng nhĩ viêm đỏ, xung huyết.
- Nếu không điều trị sớm gây rách màng nhĩ và chảy mủ ra tai.
3. Cách điều trị viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không? Theo nghiên cứu nhận thấy có đến 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi sau khoảng từ 4 đến 7 ngày mà không cần sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp cần dùng kháng sinh thì liệu trình điều trị kéo dài trong khoảng 7 ngày.
Vậy viêm tai giữa điều trị chi tiết như thế nào? Nguyên tắc điều trị gồm: điều trị chứng đau tai, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh và theo dõi sau điều trị. Các bước điều trị tiến hành như sau:
3.1 Giảm đau, hạ sốt
Có thể dùng các thuốc như paracetamol hay ibuprofen để giảm đau tai và giảm sốt cho trẻ (khi trẻ sốt trên 38,5 độ C)
Lưu ý chườm ấm cho trẻ khi sốt, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; chườm ấm vào vùng tai cho trẻ.
3.2 Dùng thuốc kháng sinh
Các kháng sinh thường được dùng cho trẻ viêm tai giữa cấp như: Amoxicillin, augmentin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ I,II, III. Tránh hiện tượng kháng kháng sinh thường sẽ bắt đầu với kháng sinh amoxicillin đơn thuần, vì trên thực tế là vi khuẩn vẫn nhạy cảm với loại kháng sinh này và giá thành cũng thấp hơn so với các loại kháng sinh khác.
Thời gian sử dụng thuốc là 7 ngày, chú ý khi điều trị kháng sinh khoảng 3-4 ngày thấy các triệu chứng đã hết vẫn tiếp tục cho trẻ uống hết đủ liều 7 ngày thuốc, tránh trường hợp vi khuẩn kháng lại kháng sinh.
Thay đổi kháng sinh có tác dụng mạnh hơn trong các trường hợp sau:
- Trẻ có các triệu chứng sốt, quấy khóc không cải thiện sau 2-3 ngày điều trị kháng sinh.
- Nếu trước đó trẻ đã từng sử dụng kháng sinh amoxicillin trước đó và không hiệu quả nên dùng kháng sinh khác có tác dụng mạnh hơn ngay từ đầu
- Nếu bệnh không khỏi hẳn sau một đợt dùng amoxicillin
- Có tiền sử dị ứng với amoxicillin
Trường hợp trẻ viêm tai giữa bị chảy mủ tai: Sử dụng thêm kháng sinh kết hợp với hydrocortisone nhỏ tai, làm sạch tai và không được bịt tai của trẻ để dịch mủ được thoát ra.
3.3 Theo dõi sau điều trị
Trẻ bị viêm tai giữa cấp tính cần được khám lại trong vòng từ 1-4 tuần sau điều trị để kiểm tra xem trẻ đã hết nhiễm trùng chưa, dịch trong tai đã thoát hết ra ngoài chưa. Nếu lại xuất hiện nhiễm trùng tai thì xem đó là đợt nhiễm trùng mới hay là diễn biến của đợt nhiễm trùng cũ để sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp.
4. Phòng bệnh viêm tai giữa cấp
- Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt vaccine HIB, phế cầu, cúm,...
- Giữ ấm vào mùa lạnh, vệ sinh mũi họng thường xuyên. Không nên bơi lội khi bị viêm mũi, viêm xoang. Nên điều trị viêm mũi, viêm xoang càng sớm càng tốt. Nên nạo V.A. và cắt amiđan ở những em bé hay bị viêm tai tái phát. Ở những em bé bị sởi, bị cúm, bị thương hàn phải khám màng nhĩ thường xuyên.
- Khi đã viêm tai giữa phải được điều trị tích cực triệt để, tránh dùng kháng sinh liều lượng không đủ và gián đoạn
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong