Cách chữa viêm thanh quản mãn tính hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Văn Bội Ngọc - Bác sĩ Tai mũi họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm các dây thanh âm trong thời gian dài do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Cách chữa viêm thanh quản mạn tính, ngoài nghỉ ngơi, hạn chế nói, bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng.

1. Viêm thanh quản mạn tính là gì?

Thông thường, dây thanh sẽ đóng mở nhịp nhàng, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động của chúng. Khi Viêm thanh quản, các dây thanh âm nằm trong thanh quản bị tổn thương do hoạt động quá mức, kích ứng hay nhiễm trùng. Các triệu chứng viêm thanh quản sẽ biến mất trong 1– 2 tuần. Nếu kéo dài trên 3 tuần thì được xem là viêm thanh quản mạn tính.

Quá trình viêm mạn tính có thể dẫn tới quá sản (sự phát triển quá mức của biểu mô) hoặc teo niêm mạc thanh quản. Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị cũng có thể nhiễm trùng lan rộng sang các bộ phận khác, dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản hoặc tiến triển gây ung thư thanh quản và ung thư vòm họng. Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm thanh quản mạn tính, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, để lâu sẽ ảnh hưởng tới giọng nói và rất khó điều trị.

2. Cách chữa viêm thanh quản mạn tính

Cách chữa viêm thanh quản mạn tính sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn viêm thanh quản do virus và bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản chủ yếu là nghỉ ngơi, hạn chế nói, điều trị nguyên nhân và sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm phù nề.

Cách chữa viêm thanh quản mất tiếng mãn tính như sau:

  • Nghỉ ngơi và hạn chế nói: Cho cổ họng “nghỉ ngơi” là nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm thanh quản mạn tính. Nếu bắt buộc phải nói chuyện, không nói to nhưng cũng không nên thì thầm, bởi khi nói thì thầm thì dây thanh quản căng chặt, các cơ xung quanh phải hoạt động nhiều hơn và làm chậm thời gian hồi phục.
  • Uống nhiều nước: Tình trạng mất nước, khô cổ họng khiến bệnh nhân bị đau khi nuốt, nhức đầu, mệt mỏi, tình trạng viêm nặng hơn.
  • Giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol, Ibuprofen. Để sử dụng thuốc, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Sử dụng các thuốc chữa viêm thanh quản mạn tính như Corticoid, thuốc tiêu viêm... Trường hợp viêm thanh quản mạn tính do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh và kháng nấm phù hợp. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để tránh đề kháng kháng sinh.
  • Nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm thanh quản mạn tính là do hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém khiến vùng thanh quản, hầu họng dễ bị viêm, dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng. Do đó, để giảm khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản hiệu quả, ngăn tái phát, cần có giải pháp giúp tăng cường miễn dịch, phục hồi sự đàn hồi dẻo dai của dây thanh. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, điển hình như sản phẩm thảo dược chứa kháng sinh, kháng viêm nguồn gốc thực vật như: Cao rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng... để giảm ho, đau họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng... ngày càng được nhiều người lựa chọn. Chiết xuất từ thảo dược rẻ quạt có chứa kháng sinh thực vật, kháng viêm thực vật nên càng dùng lâu dài thì hệ miễn dịch càng tăng cường, càng có lợi cho đường hô hấp, phòng ngừa bệnh viêm thanh quản tái phát.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp như viêm xoang, viêm mũi họng, viêm amidan.
  • Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Giảm độ ẩm không khí trong nhà sẽ giúp làm dịu cổ họng và sạch dịch tiết đường thở bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, xông hơi,...
  • Tránh những tác nhân gây kích thích thanh quản như thuốc lá, cà phê và rượu.
  • Nên ăn những thức ăn mềm để tránh đau, khó nuốt. Hạn chế đồ uống có chứa caffeine, đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ, sô-cô-la,... Tránh ăn muộn, nên dùng bữa trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch giấm pha loãng cũng là một mẹo chữa viêm thanh quản. Thêm 1 đến 2 thìa giấm táo hoặc giấm trắng vào 1 cốc nước rồi súc miệng. Cách này cũng có thể được sử dụng để chữa viêm thanh quản tại nhà cho bé.

3. Phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mạn tính như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mạn tính bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ ấm cổ họng khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc trở lạnh. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một chiếc khăn len để tránh bị cảm lạnh dẫn tới viêm thanh quản.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng và kiêng các loại thức ăn gây đau rát cổ họng như đồ chua, đồ cay nóng.
  • Khi đi ra ngoài hay tiếp xúc với người khác, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
  • Trong công việc nếu phải thường xuyên nói trong khoảng thời gian dài, bệnh nhân nên sử dụng micro hoặc cố gắng nghỉ ngơi ít phút giữa lúc nói.
  • Sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, nhất là khói bụi phải vệ sinh mũi, họng thường xuyên.
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

Trên đây là các mẹo chữa viêm thanh quản mạn tính mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Viêm thanh quản mạn tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngoài chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì bệnh nhân cũng nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời.

Với thành phần chính từ cao rẻ quạt, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIÊU KHIẾT THANH - Dùng cho người bị khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản với công dụng:

Hỗ trợ thanh nhiệt, giúp giảm các triệu chứng: viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, ho, đau họng.

90,8% người dùng Tiêu Khiết Thanh hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả cải thiện khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản - Theo khảo sát của VnEconomy năm 2021.

Tiêu khiết thanh

Thành phần

Rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng

Đối tượng sử dụng

Người bị viêm họng, viêm thanh quản, Khản tiếng, mất tiếng.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu

Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

* Sản phẩm có bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

(XNQC: 02501/2019/ATTP-XNQC)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe