Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Minh Tuấn - Bác sĩ Tai mũi họng - Phẫu thuật đầu cổ, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ù tai, tai nghe kém. Các trường hợp ù tai phải khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để tầm soát nguyên nhân và điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
1. Ù tai là gì?
Ù tai là tình trạng luôn nghe thấy âm thanh lạ trong tai như tiếng ve kêu, gió rít, huýt sáo, chuông kêu hay máy bay ù ù... dù thực tế không có gì cả. Khi bị ù tai, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mất tập trung, cản trở giao tiếp và chất lượng giấc ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp bị ù tai nặng, trong thời gian dài có thể gây ra các áp lực về tâm lý, dẫn đến trầm cảm. Ù tai có thể kèm theo cả suy giảm thính lực.
Tình trạng ù tai có thể do chấn thương, các bệnh ở tai ngoài/ tai trong hay các bệnh lý khác trong cơ thể gây ra. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là do môi trường sống thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn.
2. Cách chữa ù tai hiệu quả
Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh cần áp dụng các phương pháp chữa ù tai khác nhau. Cụ thể:
2.1. Cách chữa ù tai do viêm nhiễm ở tai
Khi bị viêm tai gây ù tai, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng khác như: đau tai, ngứa tai, tai chảy mủ... Để chữa viêm tai, ù tai, việc sử dụng thuốc là cần thiết. Các thuốc thường được dùng là kháng sinh, kháng viêm.
- Thuốc kháng sinh gồm có: Augmentin, azithromycin và kháng sinh các cephalosporin thế hệ I, II, III.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ là: ofloxacin, ciprofloxacin...
- Thuốc chống viêm như: Diclofenac; Diflunisal; Etodolac; Ibuprofen...
Ngoài các thuốc trên, người bị ù tai do viêm tai có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên, điển hình là cây cối xay. Nghiên cứu cho thấy, trong cây cối xay chứa hoạt chất tương đương Diclofenac nên có tác dụng rất tốt với người bị ù tai.
2.2. Cách chữa ù tai do rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một trong những nguyên nhân gây ù tai rất phổ biến. Nếu bị ù tai do rối loạn tiền đình, bạn sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt...
Để cắt cơn chóng mặt ù tai, người bệnh nên sử dụng các thuốc như: Acetyl-DL-leucine, meclizine, diazepam, promethazine,... Ngoài ra, uống một số thuốc chống trầm cảm, đau đầu hay giãn mạch cũng có thể giúp giảm triệu chứng ù tai do rối loạn tiền đình.
2.3 Chữa ù tai do rối loạn tuần hoàn tai trong
Trong cơ thể chúng ta, mạch máu có nhiệm vụ cung cấp oxy, năng lượng và chất lỏng tới các bộ phận trong cơ thể. Rối loạn tuần hoàn tai trong sẽ khiến việc cung cấp máu tới tai trong bị ảnh hưởng và gây ù tai.
Nếu bị ù tai do rối loạn tuần hoàn tai trong, bạn sẽ được sử dụng các thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, tập luyện đều đặn cũng sẽ giúp tuần hoàn máu lên tai trong tốt hơn, từ đó cải thiện triệu chứng ù tai. Ngoài ra, sử dụng thảo dược có tác dụng tăng tuần hoàn máu như đan sâm cũng là phương pháp giảm ù tai tốt, an toàn cho sức khỏe.
2.4 Chữa ù tai do chức năng thận suy giảm
Chức năng thận kém là nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng ít được biết tới. Theo y học cổ truyền thì thận khai khiếu ra tai. Khi thận khỏe tai nghe rõ, khi thận kém sẽ dẫn đến ù tai, suy giảm thính lực. Vì vậy việc sử dụng các thảo dược giúp tăng cường chức năng thận như: Câu kỷ tử, thục địa, cốt toái bổ, cẩu tích... có thể hỗ trợ giảm triệu chứng ù tai do nguyên nhân này.
3. Ù tai có nguy hiểm không?
Ù tai nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, cụ thể:
3.1 Điếc vĩnh viễn
Ban đầu có thể bạn chỉ bị ù tai với các âm thanh vo ve, nhưng nếu như không điều trị thì tình trạng này có thể tiến triển nặng, khiến cho khả năng nghe của bạn kém dần, thậm chí là bị điếc.
3.2 Mất ngủ
Ù tai khiến cho bạn mệt mỏi bởi các âm thanh khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn ngủ không ngon, mất ngủ và tinh thần sa sút.
3.3 Trầm cảm
Ù tai về lâu dài có thể khiến bạn mệt mỏi, áp lực tinh thần khiến bạn rơi vào trầm cảm.
Khi bị ù tai kéo dài, kèm theo các dấu hiệu khác như: Chóng mặt, bệnh lý trong tai, đau đầu và nghe kém...thì bạn cần chủ động đi khám sớm để phát hiện, tìm cách chữa ù tai hiệu quả, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm.
4. Ù tai - khi nào cần đi khám?
Nếu bạn bị ù tai và nghe thấy tiếng động cơ như máy bay hoặc tiếng người đi mạnh,.. Kèm theo đó là các biểu hiện gồm: Chóng mặt, đau đầu, chảy dịch ở tai, sưng/ đau tai...thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý ở tai như:
- Nhiễm trùng;
- Xốp xơ tai;
- U dây thần kinh;
- Xơ cứng mạch máu;
- Chấn thương vùng đầu/ cổ;
Lúc này, bạn cần chủ động gặp bác sĩ để được thăm khám và đánh giá cụ thể. Trường hợp có nghi ngờ các bệnh lý như khối u, mạch máu, não,...thì bác sĩ có thể chỉ định chụp CT, MRI hay các xét nghiệm khác. Với các trường hợp ù tai nặng, do các bệnh lý thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị thích hợp bằng thuốc hoặc phẫu thuật...
Khi bị ù tai, bạn không nên chủ quan mà cần tìm cách cải thiện càng sớm càng tốt. Với mỗi nguyên nhân gây ù tai khác nhau bạn có thể tìm đến phương pháp phù hợp. Nhiều thảo dược có thể hỗ trợ giảm triệu chứng ù tai và có ưu điểm là lành tĩnh. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, người bệnh đều cần có sự tư vấn, hướng dẫn và thăm khám của các bác sĩ và thầy thuốc để đạt hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM THÍNH - Giúp tăng cường thính giác
Kim Thính chứa các thành phần thảo dược như: Cây cối xay, đan sâm, cẩu tích, câu kỷ tử cốt toái bổ thục địa giúp:
- Giảm các triệu chứng ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực, nghe không rõ.
- Hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tăng cường sức khỏe thính giác.
95% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của Kim Thính, trong đó có 81% giảm tần suất ù tai, nghe rõ hơn và cải thiện được tình trạng đau, viêm tai - Theo khảo sát của VN Economy năm 2022.
Thành phần
Cao cối xay, cao vảy ốc, cao đan sâm, cao cẩu tích, cao thục địa, cao câu kỷ tử, L-carnitine fumarate…
Đối tượng sử dụng
- Người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễnh ngãng, nghe không rõ.
- Người bị suy giảm thính lực sau khi mắc các bệnh về tai.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Thông tin chi tiết về sản phẩm mời bạn xem TẠI ĐÂY
Sản phẩm được bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.
(XNQC: 1034/2020/XNQC-ATTP)
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh