Các yếu tố làm thay đổi kết quả chỉ số xét nghiệm hemoglobin

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Na - Bác sĩ Huyết học - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là một trong các xét nghiệm thường quy được thực hiện khi đi khám sức khỏe, khám bệnh, cấp cứu và theo dõi quá trình điều trị của người bệnh. Một trong các chỉ số công thức máu quan trọng là chỉ số HgB. Vậy chỉ số HgB trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì? và các yếu tố nào làm thay đổi kết quả chỉ số xét nghiệm hemoglobin.

1. Chỉ số xét nghiệm HGB là gì?

Chỉ số HGB là từ viết tắt của hemoglobin, tức là lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu. Hemoglobin là một thành phần của tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào, nhận CO2 từ các tế bào vận chuyển đến phổi để đào thải ra ngoài, do đó tạo màu đỏ cho hồng cầu.

2. Chỉ số HGB có ý nghĩa gì?

Hemoglobin thể hiện chính xác nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: “Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng môi trường sống”.

Giá trị hemoglobin ở người bình thường có thể thay đổi tùy theo giới tính, môi trường làm việc và sinh sống,... Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), có thể dựa vào chỉ số Hemoglobin để chẩn đoán thiếu máu nếu:

  • Nam giới có chỉ số Hemoglobin < 130g/l
  • Nữ giới có chỉ số Hemoglobin < 120g/l
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi có chỉ số Hemoglobin < 110g/l.

Có thể thấy lượng hemoglobin tăng khi bị mất nước, bệnh tim, bệnh phổi, đa hồng cầu; lượng hemoglobin giảm trong thiếu máu, chảy máu và tan máu. Căn cứ vào lượng hemoglobin để phân loại mức độ thiếu máu mạn tính. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của người bệnh.

  • Nếu Hemoglobin > 100g/l là thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
  • Từ 80-100g/l là thiếu máu vừa, cân nhắc chỉ định truyền máu.
  • Từ 60-80g/l là thiếu máu nặng, có thể cần truyền máu, tùy theo tình trạng lâm sàng.
  • Hemoglobin dưới 60g/l là thiếu máu rất nặng, cần truyền máu cấp cứu.

Chỉ số HGB có ý nghĩa giúp bác sĩ chẩn đoán thiếu máu
Chỉ số HGB có ý nghĩa giúp bác sĩ chẩn đoán thiếu máu

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm hemoglobin

  • Đặt garo quá lâu (> 1 phút) khi lấy máu xét nghiệm sẽ gây tình trạng cô đặc máu.
  • Tình trạng tăng giả tạo có thể xảy ra khi có tình trạng tăng lipid máu và tăng số lượng bạch cầu máu.
  • Các đối tượng sống ở vùng cao sẽ có tăng nồng độ hemoglobin máu.
  • Người nghiện thuốc lá cũng sẽ có tăng nồng độ hemoglobin máu.
  • Máu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu sẽ làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ hemoglobin: Gentamycin, methyldopa.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ hemoglobin: Kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, apresoline, aspirin, indomethacin, thuốc ức chế MAO, primaquin, rifampin, sulfonamid.

4. Phát hiện thay đổi lượng hemoglobin bằng cách nào?

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sẽ phát hiện sự thay đổi của lượng hemoglobin.

Khi xét nghiệm máu có thay đổi lượng hemoglobin, người bệnh cần được tư vấn bởi chuyên gia huyết học để có thái độ và xử trí đúng kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm và điều trị bệnh tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe