Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phổi trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Viêm phổi là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ bị nhiễm hô hấp cấp tính. Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ được các bác sĩ xác định, dựa vào các triệu chứng viêm phổi ở trẻ kèm theo khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ yêu cầu những xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nhất.

1. Viêm phổi ở trẻ em là gì?

Viêm phổi bao gồm viêm phế quản phổi, viêm phổi mô kẽ, viêm phổi thuỳ. Đây đều là các tình trạng viêm đường hô hấp và nhu mô phổi, khi đó một số loại vi khuẩn và virus phát triển tạo ra mủ và chất nhầy trong phế nang, làm cho oxy không tới được hệ tuần hoàn. Điều này có liên quan mật thiết đến các triệu chứng điển hình của viêm phổi.

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 2 tuổi thường hay gặp hơn. Theo tổ chức Y tế thế giới và UNICEF, năm 2015, khoảng 16% trẻ tử vong dưới 5 tuổi là do bệnh viêm phổi.

Bệnh viêm phổi xảy ra quanh năm nhưng hay gặp vào mùa thu đông đầu xuân. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn, virus trú ngụ ở mũi họng và được phát tán khi trẻ ho, hắt hơi, chảy mũi. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh do lây qua đường máu ở giai đoạn khi sinh và ngay sau sinh.

Hầu hết các trường hợp bị viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng triệu chứng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng.


Hầu hết các trường hợp bị viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng triệu chứng sốt, ho
Hầu hết các trường hợp bị viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng triệu chứng sốt, ho

2. Nhóm trẻ có nguy cơ cao dễ bị viêm phổi?

  • Trẻ sống trong không gian chật chội, ô nhiễm môi trường trong nhà và xung quanh. Đặc biệt nếu trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp lò than...
  • Trẻ em ở độ tuổi đến trường thường dễ bị mắc bệnh hoặc mang các tác nhân gây bệnh về lây nhiễm cho anh chị em trong gia đình.
  • Trẻ có khả năng miễn dịch thấp (trẻ đẻ non, trẻ không được bú mẹ, suy dinh dưỡng) hoặc mắc các chứng bệnh mạn tính như: Bệnh tim bẩm sinh, xơ hóa phế quản phổi, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn miễn dịch bẩm sinh và mắc phải...

3. Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phổi trẻ em

Các bác sĩ cần khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán viêm phổi. Trong đó các triệu chứng như sốt, ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực là quan trọng nhất để chẩn đoán lâm sàng và xác định mức độ nặng của bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định sau khi bố mẹ đưa trẻ nghi ngờ bị viêm phổi đến thăm khám tại các cơ sở y tế bao gồm:

3.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể xác định nhiễm trùng. Số lượng tế bào bạch cầu tăng khi có xuất hiện nhiễm vi khuẩn. Đôi khi các bác sĩ lấy máu từ ven để nuôi cấy. Nó có thể giúp xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng và do vậy lựa chọn loại kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh.

3.2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm kháng nguyên nước tiểu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán viêm phổi gây ra do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila.

3.3. Chụp X-quang phổi

Chụp X-quang phổi giúp xác định chẩn đoán, góp phần xác định nguyên nhân, vị trí của nhiễm trùng và mức độ nặng nhẹ của viêm phổi.

3.4. Nuôi cấy đờm

Đờm của bạn được lấy từ cơn ho sâu có thể được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm này có thể giúp xác định loại kháng sinh điều trị tốt.

3.5. Chụp CT

Chụp CT (cắt lớp vi tính) cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về phổi trong những trường hợp bệnh nặng. Chụp CT cũng có thể có lợi trong trường hợp việc điều trị viêm phổi không có hiệu quả.

3.6. Đo độ bão hòa oxy mạch

Độ bão hòa oxy trong máu lý tưởng là trên 95%. Viêm phổi có thể gây cản trở khí oxy từ phổi vào máu. Do vậy, đo hàm lượng oxy máu có thể giúp chẩn đoán viêm phổi. Đo độ bão hòa oxy mạch là một kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn để theo dõi những thay đổi oxy hóa trong hàm lượng oxy máu. Xét nghiệm này sử dụng một thiết bị gọi là máy đo oxy mạch theo dõi gián tiếp tỷ lệ hemoglobin chứa oxy trong máu.

3.7. Khí máu động mạch

Xét nghiệm khí máu động mạch được sử dụng để đo mức độ giảm oxy trong máu. Đối với xét nghiệm này, một mẫu máu được lấy ra từ động mạch, chủ yếu là ở cổ tay. Nó giúp xác định sự trao đổi khí oxy-carbon dioxid, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

3.8. Nội soi phế quản

Nội soi phế quản phổi có thể được chỉ định nếu bạn bị viêm phổi nặng hoặc không cải thiện sau khi điều trị với kháng sinh. Trong thủ thuật này, một ống mỏng, mềm có gắn camera được sử dụng để xem trực tiếp khí quản và phế quản. Điều này cho phép bác sĩ thu thập dịch hoặc mẫu mô nhỏ và xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.


Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể xác định nhiễm trùng
Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể xác định nhiễm trùng

4. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Bất cứ khi nào các bố mẹ cảm thấy nghi ngờ về sức khỏe của con mình đều có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Ngoài ra, hãy chú ý tới những dấu hiệu và những triệu chứng của bệnh. Bệnh viêm phổi cần phải được phát hiện sớm, tránh để bệnh đi vào giai đoạn mãn tính chữa rất lâu hoặc rất khó chữa.

Khi các bố mẹ thấy con có những triệu chứng dưới đây thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:

  • Con ho, sốt, đau đầu và mệt mỏi. Đây có thể là triệu chứng bệnh viêm phổi dạng nhẹ. Nên đưa con đi khám để xác định chính xác bệnh và điều trị kịp thời.
  • Khi thấy con có các triệu chứng như viêm họng, ho, sốt nhẹ, nghẹt mũi kèm theo đó là chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú (đối với trẻ sơ sinh), mệt mỏi thiếu năng lượng. Đó có thể là biểu hiện của viêm phổi ở trẻ dạng trung bình cần được phát hiện sớm.
  • Trẻ có những biểu hiện như sốt cao, đổ mồ hôi, xuất hiện cảm giác ớn lạnh, da có hiện tượng đỏ lên, khó thở, thở khò khè. Đó là những dấu hiệu trẻ bị viêm phổi nặng cần đưa đi gặp bác sĩ để có những chẩn đoán đúng và cách chữa trị kịp thời.

Trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ mắc phải bệnh lý viêm phổi. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm ở trẻ.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết tham khảo nguồn: Hội hô hấp TP.HCM

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe