Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán tiền sản giật

Tiền sản giật - sản giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau 20 tuần thai và đến tận 6 tuần sau sinh. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này.

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là cao huyết áp gây ra trong thai kỳ với tần suất 2 - 5%. Cùng với xuất huyết và nhiễm trùng, tiền sản giật là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ. Không những gây nguy hiểm cho mẹ, tiền sản giật còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sơ sinh vì những nguy cơ của non tháng do việc phải chấm dứt thai kỳ sớm trên nền tảng bào thai suy dinh dưỡng.

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ rất nghiêm trọng do huyết áp tăng cao và có các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là thận. Phụ nữ mang thai mặc dù có huyết áp bình thường cũng có thể bị tiền sản giật vào tuần thứ 21 của thai kỳ. Huyết áp tăng nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến sản giật gây những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và bé.

Một số yếu tố nguy cơ của tiền sản giật bao gồm:

  • Có tiền sử bị tiền sản giật
  • Tuổi thai phụ trên 40 tuổi
  • Tiền căn gia đình có tiền sản giật
  • Béo phì
  • Đa thai
  • Tiền sử: tăng huyết áp mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh hệ thống (ví dụ lupus ban đỏ)

Huyết áp cao có thể gây tiên sản giật
Huyết áp cao có thể gây tiên sản giật

2. Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán tiền sản giật

Về lâm sàng, tính chất nghiêm trọng của tiền sản giật có thể được đánh giá bằng cách xem xét những ảnh hưởng của nó ở sáu phạm vi chính: hệ thống thần kinh trung ương, thận, gan, hệ thống huyết học và mạch máu và đơn vị thai nhi - rau thai. Bằng cách đánh giá mỗi một trong những phạm vi này đối với sự hiện diện tiền sản giật nhẹ, trung bình, nặng, mức độ liên quan có thể được đánh giá và một kế hoạch theo dõi quản lý thích hợp có thể được thiết lập và nó được kết hợp với việc đánh giá tuổi thai.

Tương tự như bệnh tăng huyết áp, tiền sản giật thường không có biểu hiện quá rõ rệt trước khi chuyển biến nghiêm trọng. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần thường xuyên đo huyết áp để sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi xác định thai phụ có mức huyết áp trên 140/90 mmHg, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm như:

2.1 Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan, thận. Đồng thời, lượng tiểu cầu trong máu (vốn giữ chức năng đông máu, hồi phục vết thương) cũng sẽ được thể hiện rõ.

Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra các hội chứng như HELLP và tổn thương thận. HELLP là viết tắt của tán huyết ( sự phá hủy của các tế bào máu đỏ), men gan cao và số lượng tiểu cầu. Các biểu hiện của hội chứng HELLP bao gồm như buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Nếu có quá nhiều axit uric trong máu thường là dấu hiệu sớm nhất của tiền sản giật.

2.2 Xét nghiệm nước tiểu

Mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ sẽ cho phép bác sĩ đo tỷ lệ protein so với creatinine, lượng protein đào thải qua đường nước tiểu – những trị số quan trọng thể hiện mức độ của bệnh tiền sản giật. Nếu đạm quá cao, trên 300 mcg là dấu hiệu thận đã bị tổn thương do tiền sản giật.

2.3 Siêu âm thai

Siêu âm trong quá trình mang thai không chỉ phản ánh sự phát triển của thai nhi, mà còn giúp bác sĩ ước lượng được cân nặng của thai nhi, lượng nước ối có trong tử cung.

2.4 Đo sức khỏe thai nhi

Đây là một kỹ thuật đơn giản để đo nhịp tim của thai nhi trong quá trình vận động. Khi kết hợp với dữ liệu từ siêu âm thai, kỹ thuật này tạo nên trắc đồ sinh lý học (biophysical profile) về hoạt động hô hấp, chuyển động của thai nhi và lượng nước ối trong tử cung.

Bên cạnh đó bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm sau:

  • Điện giải đồ và dự trữ kiềm.
  • Chức năng đông chảy máu toàn bộ.
  • Soi đáy mắt

Siêu âm thai
Siêu âm thai

3. Những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm tiền sản giật

Tiền sản giật thường xuất hiện vào tuần thứ 25 đến 28 của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở phụ nữ mang thai là huyết áp cao và lượng protein dư thừa trong nước tiểu. Ngoài ra, chẩn đoán tiền sản giật thai phụ còn do các nguyên nhân như: Thiếu máu chảy vào tử cung, hệ thống miễn dịch có vấn đề, ăn uống không đủ chất...

Các triệu chứng thường thấy khi sản phụ bị tiền sản giật như: Chân sưng phù quá mức, đau đầu dai dẳng, tăng cân đột ngột từ 1-2kg / tuần, đau bụng dữ dội, nôn ói, đau lưng nặng, lo lắng, sợ hãi, khó thở, rối loạn thị giác...

Các đối tượng dễ mắc tiền sản giật gồm: Phụ nữ trên 40 tuổi và dưới 20 tuổi, có tiền sử bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, bị rối loạn tự miễn, lupus hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì, mang thai lần đầu, mang song thai, đa thai...

Không những gây nguy hiểm cho mẹ bầu, tiền sản giật còn là một trong những nguyên nhân chính của tử vong sơ sinh vì những nguy cơ của sinh non tháng do việc phải chấm dứt thai kỳ sớm trên nền tảng bào thai suy dinh dưỡng, nguy cơ thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng trong tử cung

Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như đau đầu nghiêm trọng, mờ mắt, đau bụng dữ dội và khó thở, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là dịch vụ chăm sóc thai sản chất lượng cao, với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe