Các vấn đề về ngôn ngữ ở trẻ tuổi từ 5 đến 8

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ tuổi từ 5 đến 8, trong những năm học đầu tiên cho thấy trẻ học từ nhiều hơn và dài hơn. Trẻ có kỹ năng hơn trong việc ghép các từ lại với nhau theo những cách mới. Ở độ tuổi này, trẻ cũng trở nên quen thuộc hơn với cách ngôn ngữ phát ra, và cách âm thanh kết hợp để tạo thành từ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển vấn đề về ngôn ngữ ở trẻ tuổi từ 5 đến 8.

1. Trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Mỗi trẻ sẽ có cách học nói, biểu thị lời nói và tốc độ nói khác nhau nên các phụ huynh cũng không cần ngạc nhiên nếu như trẻ không sử dụng từ ngữ hoặc diễn đạt ngôn giống những bạn đồng trang lứa khác. Tuy nhiên, các trẻ ở lứa tuổi này vẫn có những đặc điểm chung trong quá trình phát triển giọng nói và ngôn ngữ điển hình. Như ở những trẻ 5 tuổi thì nên phát triển những đặc điểm sau:

  • Trẻ có thể phát âm tất cả các âm của giọng nói (mặc dù các âm như l, s, r, v, z, ch, sh, và th vẫn có thể khó). Một số địa phương, do dân bản địa có nhiều người nói ngọng, không chuẩn âm thì trẻ có thể sẽ bị phát âm sai theo như các âm như l và n, s và x,... Những âm này trẻ có thể sửa được trong quá trình học tập và được bố mẹ rèn luyện ở nhà.
  • Trẻ có thể hiểu và trả lời được những câu hỏi của người khác về những vấn đề xung quanh cuộc sống như: “Hôm nay đã đi đâu chơi, đi với ai” hay đơn giản chỉ là những tên món ăn trẻ đã sử dụng trong bữa trước đó.
  • Trẻ đã có khả năng nhớ và gọi tên các số cơ bản như từ 1 đến 10 hoặc nhiều hơn, hay các chữ cái a,b,c,...trong bảng chữ cái.
  • Trẻ đã có thể sử dụng nhiều từ ngữ hơn, nhiều câu nói. Thậm chí một số trẻ có trí nhớ tốt có thể kể lại được những câu chuyện ngắn đã xảy ra với chính bản thân trẻ hoặc những người xung quanh.
  • Trẻ cũng có tư duy và khả năng nói chuyện lâu dài với người lớn, có thể hỏi chuyện và kể chuyện cho người thân nghe.

Mỗi trẻ sẽ có cách học nói, biểu thị lời nói và tốc độ nói khác nhau nên các phụ huynh cũng không cần ngạc nhiên nếu như trẻ không sử dụng từ ngữ hoặc diễn đạt ngôn giống những bạn đồng trang lứa khác
Mỗi trẻ sẽ có cách học nói, biểu thị lời nói và tốc độ nói khác nhau nên các phụ huynh cũng không cần ngạc nhiên nếu như trẻ không sử dụng từ ngữ hoặc diễn đạt ngôn giống những bạn đồng trang lứa khác

Các phụ huynh nên dạy và điều chỉnh cho trẻ cách trẻ nói chuyện cho phù hợp với những người nghe và địa điểm khác nhau, chẳng hạn như trẻ sử dụng những từ kính ngữ dạ vâng khi nói chuyện với người lớn hay những câu ngắn hơn khi tiếp xúc trẻ nhỏ hơn hoặc nói to hơn khi chơi ở ngoài trời.

Khi trẻ học tới cuối lớp 1 thì đã có khả năng:

  • Dễ dàng hiểu được những câu chuyện người lớn nói hơn
  • Trẻ có thể trả lời được những câu hỏi phức tạp hơn như tại sao lại làm như thế này hoặc trẻ đã đi học ở trường nào,...
  • Khi kể những câu chuyện thì trẻ đã có một trình tự sắp xếp các sự kiện hợp lý, có những câu đa dạng và hoàn chỉnh hơn.
  • Trẻ có thể nhớ và làm theo chỉ dẫn với hai hoặc ba bước.

Đến cuối lớp 2, trẻ sẽ có sự phát triển nhiều hơn nữa như:

  • Có thể giải thích được các từ khó hơn và ý tưởng.
  • Sử dụng lời nói để đưa ra thông báo, thuyết phục và tương tác với người khác
  • Trẻ có thể sử dụng những câu phức tạp hơn
  • Trẻ có thể duy trì giao tiếp, nói chuyện với những chủ đề khác nhau với người lớn hơn.
  • Trẻ có thể đưa ra, nhớ và làm theo chỉ dẫn với ba hoặc bốn bước.

Tuy nhiên, sẽ có những trẻ gặp khó khăn trong quá trình truyền đạt ý tưởng hoặc gặp khó khăn về ngôn ngữ khác thì có thể ảnh hưởng đến khả năng học các kỹ năng mới quan trọng hơn, chẳng hạn như đọc và viết

2. Làm thế nào khi trẻ phát âm sai

Một số trẻ vẫn gặp vấn đề nhỏ về phát âm ở độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi này, các phụ huynh có thể cho trẻ kết hợp với các cụm từ như quả măng cụt, sầu riêng,... Một số trẻ vẫn gặp khó khăn đối với một số âm khó và dễ lẫn như L và N, S và X, R và D hay G,...tuy nhiên các phụ huynh cũng không nên lo lắng. Diane Paul, giám đốc các vấn đề lâm sàng về bệnh lý ngôn ngữ nói của Hiệp hội Nghe nói - Ngôn ngữ Hoa Kỳ cho biết, "Một số âm thanh này có thể không phải là lỗi phát âm mà chỉ là sự khác biệt về giọng hoặc phương ngữ.". Vậy nên cần có thời gian cho trẻ sửa chữa, các phụ huynh cần sửa cho trẻ, để trẻ nói hết lời của mình rồi sửa chữa lại từ đó hoặc cả câu. Dần dần trẻ sẽ có những nhận thức thay đổi riêng cho bản thân. Đây là một vấn đề nhỏ trong phát âm và có thể không đáng lo ngại, chỉ cần các phụ huynh kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn sửa cho trẻ. Không nên quát nạt, tạo cảm giác sợ hãi cho trẻ khi nói chuyện, điều này sẽ làm hạn chế khả năng nói chuyện của trẻ.

Nếu trẻ vẫn còn nói ngọng khi đã 5 tuổi thì các phụ huynh nên hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa ngôn ngữ nói chuyện thay vì tiếp tục chờ xem trẻ có phát triển tốt hơn không. Các chuyên gia sẽ lấy tiền sử chi tiết, kiểm tra cấu trúc miệng của trẻ, đồng thời kiểm tra giọng nói và ngôn ngữ, các trẻ giao tiếp nói chuyện để tìm ra vấn đề của trẻ. Thường thì những vấn đề này có thể giải quyết được trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng nên đảm bảo rằng trẻ có thể thở thoải mái và điều trị mọi vấn đề về dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm xoang để trẻ có thể thở bằng mũi hoặc môi với nhau trong tư thế thở mở miệng và làm cho lưỡi nằm phẳng và nhô ra. Ngạt mũi thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ngọng, nếu là bệnh lý đường hô hấp trên thì trẻ nên được chữa trị sớm để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.


Ngạt mũi thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ngọng
Ngạt mũi thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ngọng

3. Trẻ bị nói lắp

Thực ra hầu hết mọi người từ người lớn và trẻ em đều thi thoảng nói lắp, thường là khi đó họ lo lắng hoặc gấp gáp. Có nhiều các biểu hiện nói lắp như lặp lại một phần của từ như “B-b-b-bạn đang làm gì vậy” hay khi kéo dài âm thanh. Đôi khi trẻ bị chen các câu xen vào và gặp khó khăn trong việc hoàn thành một câu như : “con muốn ừm ừm ừm đi ra ngoài”. Hầu hết trẻ em đều nói lắp trước 5 tuổi nhưng một số trẻ vẫn kéo dài tình trạng này với lý do không xác định được. Đôi khi chứng nói lắp này sẽ trở lên nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc nó có thể thay đổi sang các dạng khác nữa. Lúc này, các phụ huynh nên hẹn với bác sĩ bệnh lý ngôn ngữ nếu trẻ thường xuyên bị hiện tượng này. Các chuyên gia sẽ đánh giá và xác định xem tình trạng nói lắp của trẻ có tiếp tục xảy ra hay không và có thể cùng trẻ thực hiện liệu pháp chữa trị giúp trẻ giảm bớt mức độ nghiêm trọng của tật nói lắp. Hay một nhà nghiên cứu bệnh lý ngôn ngữ cũng có thể giúp đỡ nếu phụ huynh cảm nhận được sự căng ở hàm hoặc má của trẻ hoặc khi giao tiếp trẻ thường nhìn đi chỗ khác, nắm chặt tay vì căng thẳng và chớp mắt liên tục, nhăn mặt hoặc dậm chân bực bội để cố gắng nói ra. Các phụ huynh chẳng thể làm gì ngoài “kiên trì”. Đừng gắt gỏng, thúc giục khi trẻ chưa nói hết được câu, các phụ huynh nên bình tĩnh và nhắc nhở trẻ thư giãn hoặc chậm lại, tuyệt đối không nên tạo áp lực hơn khi trẻ nói chuyện. Các phụ huynh cũng nên để ý thái độ của bản thân khi giao tiếp với trẻ, không nên nhìn đi chỗ khác trong khi trẻ đang cố gắng nói chuyện, cần chú ý lắng nghe trẻ, bình tĩnh chờ đợi trẻ kết thúc câu nói của mình. Nếu không, điều đó thực sự có thể khiến trẻ cảm thấy vội vàng, thậm chí là xấu hổ hơn, không muốn giao tiếp nữa.


Hầu hết trẻ em đều nói lắp trước 5 tuổi nhưng một số trẻ vẫn kéo dài tình trạng này với lý do không xác định được
Hầu hết trẻ em đều nói lắp trước 5 tuổi nhưng một số trẻ vẫn kéo dài tình trạng này với lý do không xác định được

4. Chứng ngưng nói ở trẻ em

Chứng ngưng nói ở trẻ em (CAS) là một chứng rối loạn của hệ thần kinh khiến ảnh hưởng đến khả năng nói, âm thanh, âm tiết và từ của trẻ. Với chứng ngưng nói, não gặp khó khăn khi điều khiển môi, hàm và lưỡi của trẻ phải làm gì để tạo ra giọng nói. Khi trẻ mắc chứng ngưng nói, mặc dù trẻ biết những người xung quanh đang nói gì nhưng trẻ không thể phát ra âm thanh chính xác và nhất quán được.

Nếu trẻ bị mắc chứng ngưng nói ở trẻ có thể mắc một trong những biểu hiện sau:

  • Trẻ mắc lỗi phát âm không nhất quán mà không phải do trẻ chưa biết cách nói các âm
  • Trẻ có thể hiểu được những lời mọi người nói nhiều hơn so với khả năng trẻ nói được.
  • Trẻ gặp khó khăn khi bắt chước lời nói, nhưng cách nói bắt chước của trẻ rõ ràng hơn so với các trẻ tự nói
  • Trẻ cảm thấy gặp khó khăn khi cố gắng phát ra âm thanh hoặc phối hợp môi, lưỡi và hàm để nói.
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn khi nói những từ và cụm từ hơn những từ đơn.
  • Trẻ cảm thấy khó khăn hơn khi nói hơn khi đang lo lắng, nói khó hiểu, câu từ không có nghĩa

Nếu trẻ có những dấu hiệu của chứng ngưng nói ở trẻ, điều quan trọng là phải đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa ngôn ngữ càng sớm càng tốt, hầu hết trẻ em bị chứng ngưng nói đều cần liệu pháp chuyên nghiệp để có thể nói rõ ràng hơn.


Chứng ngưng nói ở trẻ em (CAS) là một chứng rối loạn của hệ thần kinh khiến ảnh hưởng đến khả năng nói, âm thanh, âm tiết và từ của trẻ
Chứng ngưng nói ở trẻ em (CAS) là một chứng rối loạn của hệ thần kinh khiến ảnh hưởng đến khả năng nói, âm thanh, âm tiết và từ của trẻ

5. Khi nào trẻ cần sự giúp đỡ

Nếu các phụ huynh cảm thấy lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn hoặc tới trực tiếp phòng khám để bác sĩ có thể quan sát hết được tình trạng của trẻ. Đặc biệt khi trẻ có những triệu chứng sau:

  • Trẻ hiếm khi đưa ra những câu hỏi hoặc thường để người lớn đưa ra những câu hỏi trong các cuộc nói chuyện, trẻ chỉ nói những cụm từ và câu ngắn, hoặc hiếm khi thêm thông tin bổ sung và câu chuyện.
  • Trẻ không thể tìm được từ ngữ thích hợp để sử dụng diễn đạt ý của bản thân, trẻ thường xuyên sử dụng các từ mang ý nghĩa chung chung mà không chỉ rõ được đích tên của sự việc như: Thứ đó, ấy,...
  • Trẻ sử dụng những khoảng dùng dài giữa các từ và câu khi giao tiếp.
  • Trẻ chảy nước dãi khi phát âm sai từ hoặc khó ăn hoặc nuốt ( nếu phụ huynh cảm thấy trẻ có hiện tượng này thì cần thông báo cho bác sĩ để nắm được tình trạng của trẻ)
  • Trẻ gặp khó khăn khi phát âm nhiều âm hoặc khó thể hiện bản thân. Điều này có thể dẫn đến khó đọc, viết và chính tả nếu vấn đề này không được giải quyết sớm.

Ngoài ra, nếu phụ huynh có bất kỳ lo lắng nào về việc trẻ có thể bị chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ do khiếm thính, hãy liên lạc với bác sĩ và yêu cầu đánh giá thính lực từ chuyên gia.

Sự phát triển ngôn ngữ trong những năm học đầu tiên cho thấy trẻ học được lượng từ nhiều hơn cũng như học được những từ dài hơn. Trẻ cũng có kỹ năng hơn trong việc ghép nối các từ được học lại với nhau theo những cách mà trước đây chúng hoàn toàn không biết. Ngoài ra ở độ tuổi này, trẻ cũng trở nên quen thuộc hơn với cách phát âm và cách kết hợp các âm để tạo thành một từ hoàn chỉnh.

Nếu trẻ có các vấn đề về ngôn ngữ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.


Nếu trẻ có các vấn đề về ngôn ngữ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị
Nếu trẻ có các vấn đề về ngôn ngữ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, raisingchildren.net.au

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe