Các thuốc sát khuẩn đường tiết niệu thường gặp

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn cao hay thấp với mức độ nặng hay nhẹ thì phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Trong đó nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp thường dùng kháng sinh uống kết hợp với thuốc sát khuẩn đường tiết niệu tại chỗ nhằm đạt được hiệu quả điều trị.

1. Các thuốc sát khuẩn đường tiết niệu thường gặp

Hiện nay có một số thuốc sát khuẩn đường tiết niệu thường gặp gồm có:

Doxycycline: Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu gây ra bởi chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis. Thuốc có ở cả dạng uống và thuốc tiêm.

Kháng sinh Trimethoprim: Là thuốc có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn, thường được phối hợp với sulfamethoxazole giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn. Thuốc có ở dạng uống và dạng nước.

Mictasol Bleu 20 mg: Là thuốc sát khuẩn nhẹ giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu thường được sử dụng kết hợp với Augmentin.

Cephalexin: Là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1. Có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn như E.coli, Proteus mirabilis.


Thuốc kháng sinh Cephalexin
Thuốc kháng sinh Cephalexin

2. Cách sử dụng và tác dụng phụ của các thuốc sát khuẩn đường tiết niệu:

2.1 Doxycycline

Người bệnh cần uống thuốc tối thiểu 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn, uống ngày 1-2 lần theo chỉ định của bác sĩ và uống nhiều nước.

  • Liều thường sử dụng là 100 mg, cách thời gian khoảng 42 giờ/ 1 liều trong ngày đầu. Đối với các nhiễm khuẩn nặng thì có thể dùng 100mg/lần/ngày hoặc 2 lần/ngày.
  • Liều tiêm truyền tĩnh mạch là 200 mg, truyền 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày đầu tiên sau đó duy trì 100-200 mg trong ngày tiếp theo

Các tác dụng phụ có thể gặp của doxycycline là đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể,... nếu có các dấu hiệu này cần báo ngay với bác sĩ điều trị. Lưu ý không dùng thuốc kết hợp với thức ăn có hàm lượng canxi cao hoặc với sữa, sau khi uống thuốc cần nghỉ ngơi ít nhất 10 phút, không nên nằm ngay.


Thuốc Doxycycline cần dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc Doxycycline cần dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

2.2 Trimethoprim

Bệnh nhân nên uống 100 mg/lần với 2 lần/ ngày trong 10 ngày. Nếu là dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu thì nên uống 100 mg/ngày. Thuốc tiêm có thể tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt dạng lactat với liều 150-250 mg/lần mỗi lần cách nhau 12 giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp của trimethoprim là buồn nôn, ngứa, mờ mắt, chóng mặt,... Đặc biệt lưu ý người bị suy gan thận, thiếu máu do thiếu axit folic hoặc người mẫn cảm với thuốc thì không nên sử dụng và tham khảo bác sĩ để thay đổi loại thuốc khác.

2.3 Mictasol Bleu

Bệnh nhân có thể uống thuốc 2-3 lần/ ngày, 2 viên/ lần trong liên tục 3-5 ngày. Uống thuốc đúng liều và đúng chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc là buồn nôn, ói mửa, tiểu khó hoặc tiêu chảy, nước tiểu có màu xanh.

2.4 Cephalexin

Bệnh nhân có thể uống 250-500 mg, cách mỗi 6 giờ tùy theo mức độ nhiễm khuẩn mà liều có thể lên tới 4g/ ngày tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe