Các tác dụng phụ của thuốc Mebaal 500

Thuốc Mebaal được sử dụng để điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh do sử dụng rượu hay khi sử dụng các loại thuốc tác dụng không tốt lên thần kinh,... Ngoài công dụng thuốc Mebaal, bài viết dưới đây là các tác dụng phụ của thuốc Mebaal 500?

1. Thuốc Mebaal 500 là thuốc gì?

  • Thuốc hiện do Công ty Windlas Biotech Ltd- ẤN ĐỘ chịu trách nhiệm đầu tư nghiên cứu sản xuất.
  • Thành phần: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén Mebaal 500 chứa 500 mcg Mecobalamin hoặc viên nén Mebaal 1500 chứa 1500 mcg Mecobalamin

Lưu ý: Vì thuốc được bào chế dưới 2 dạng viên nén là viên nén 500mcg Mecobalamin và 1500mcg Mecobalamin cũng như được đóng gói với các kích cỡ khác nhau, khi tìm mua người bệnh cần đọc kỹ thông tin thuốc để mua được sản phẩm thích hợp.

2. Công dụng thuốc Mebaal

2.1 Tác dụng của thuốc Mebaal

Với thành phần chính là Mecobalamin là một dạng của Vitamin B12 nhưng Mecobalamin có tính năng hấp thu và đi vào các mô thần kinh nên nó có tác dụng hơn hẳn những vitamin thông thường. Giúp tăng cường chuyển hóa tại đây, tổng hợp được Lecithin một thành phần trong sự cấu thành bao myelin, đem lại hiệu quả hồi sinh cho những mô thần kinh bị tổn thương và nó cũng giúp duy trì sự dẫn truyền xung động ổn định trong hệ thống các đường thần kinh. Cải thiện tình trạng rối loạn vận động cảm giác ở các chi, rối loạn trí nhớ và tâm thần. Một tác dụng không thể thiếu nữa là nó giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12 gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu to do vitamin B12 tham gia vào quá trình sinh trưởng và phân chia của hồng cầu

Như vậy Mebaal có tác dụng điều trị các tổn thương thần kinh ngoại biên và bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12

2.2 Chỉ định

Mebaal hiện nay được các chuyên gia chỉ định sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau:

  • Bệnh lý về thần kinh như: Viêm đau dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh cổ-cánh tay, hội chứng cổ vai cánh tay...nó được coi như là thuốc bổ thần kinh
  • Biến chứng thần kinh ở những bệnh nhân mắc tiểu đường, bệnh nhân loạn thần do rượu
  • Bệnh thần kinh do sử dụng thuốc, do yếu tố nghề nghiệp
  • Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to ( bệnh Biermer)

2.3 Cách dùng – Liều dùng

Mebaal được bào chế dưới dạng viên nén chứa 500mcg Mecobalamin và 1500mcg Mecobalamin được sử dụng qua đường uống, với liều lượng sử dụng tùy vào tình trạng bệnh và người bệnh cụ thể và cần có sự kê đơn của bác sĩ.

Liều sử dụng được các chuyên gia khuyên dùng đối với người trưởng thành là 1500mcg Mecobalamin/ngày tương ứng với 1 viên Mebaal 500mcg x 3 lần/ ngày hoặc 1 viên Mebaal 1500mcg/ ngày.

Cách sử dụng: bạn nên dùng thuốc ngay khi lấy ra, không nên để thuốc tiếp xúc quá lâu trong môi trường không khí. Bạn có thể sử dụng thuốc với một ít nước lọc từ 300-500ml, chú ý là nuốt trọn viên thuốc, không để nhai nát thuốc.

Thời gian sử dụng: bạn có thể uống trước khi ăn hoặc sau khi ăn. Tốt nhất là trước ăn để tránh kích ứng dạ dày.

2.4 Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Mebaal

Trường hợp quên liều: Khi quên uống thuốc nếu bạn nhớ ra thì cần dùng ngay, nếu sắp đến lần sử dụng tiếp theo thì tiếp tục sử dụng theo đúng kế hoạch, đúng liều dùng một lần, không dùng gấp đôi liều có thể gây tình trạng kích ứng mạnh và lãng phí thuốc.

Các trường hợp xảy ra tác dụng không mong muốn do quá liều chưa được ghi nhận, tuy nhiên khi sử dụng quá liều bạn cần theo dõi dấu hiệu ngộ độc, khi có dấu hiệu không mong muốn cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

3. Các tác dụng phụ của thuốc Mebaal 500

Mebaal cung cấp Mecobalamin là một dạng của Vitamin B12 cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể, nên Mebaal có tính an toàn cao đối với cơ thể. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Thèm ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng
  • Tình trạng dị ứng thuốc: phát ban, đau đầu, choáng, chóng mặt,...

Tuy nhiên những tác dụng nêu trên chỉ gặp ở một số ít các trường hợp vì vậy mà bạn không cần phải quá lo lắng. Nếu xuất hiện bất cứ các dấu hiệu nào bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và được tư vấn.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Mebaal 500

Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với Mecobalamin hay bất cứ thành phần nào của thuốc, hoặc người đã có tiền sử dị ứng với các thành phần tương tự như Mebaal
  • Chống chỉ định tương đối với bệnh nhân ung thư các thể khác nhau
  • Người mắc các bệnh lý về máu làm thay đổi kích thước hình dạng hồng cầu nhỏ

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Mebaal

  • Tuy chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai, người đang cho con bú và trẻ em, nhưng cần thận trọng khi sử dụng Mebaal để điều trị cho những đối tượng trên và phải có chỉ định của bác sĩ, cũng như theo dõi tình trạng của bệnh nhân trước trong và sau quá trình sử dụng thuốc.
  • Cân nhắc ngưng sử dụng thuốc khi các triệu chứng không được cải thiện, không nên dùng thuốc liên tục kéo dài quá 30 ngày
  • Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân và chế phẩm của thủy ngân cần sử dụng thuốc đúng liều tránh lạm dụng thuốc
  • Thuốc không gây ảnh hưởng tới khả năng làm việc như vận hành máy móc, người lái xe...

Ngừng sử dụng thuốc khi các tác dụng phụ trở nên trầm trọng

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

  • Thuốc được hấp thụ qua đường ruột, khi sử dụng chung thuốc với các loại kháng sinh hay thức ăn có tác dụng diệt khuẩn như hành, tỏi có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa. Thuốc kháng lao Para-amino salicylic acid cũng làm giảm hấp thu của Mecobalamin.
  • Metformin cũng làm giảm sự hấp thu của thuốc nhưng có thể khắc phục bằng cách sử dụng calcium đường uống
  • Theo các nghiên cứu sử dụng cholestyramine, colchicine, colestipol làm giảm tái hấp thu Mecobalamin qua chu trình gan, ruột
  • Kali chloride và thuốc ức chế bơm proton thường xuyên cũng làm giảm hiệu quả khi sử dụng thuốc Mebaal.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe