Thuốc Ammedroxi được sử dụng trong điều trị và chống nhiễm trùng, thuốc có thành phần chính là hoạt chất Roxithromycin. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những thông tin hữu ích về dòng thuốc Ammedroxi.
1. Thuốc Ammedroxi là thuốc gì?
Thuốc Ammedroxi thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng theo hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc Ammedroxi có thành phần chính là Roxithromycin hàm lượng 150mg và các thành phần tá dược khác có trong thuốc.
2. Chỉ định dùng thuốc Ammedroxi
Thuốc Ammedroxi được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Nhiễm trùng tai mũi họng: Viêm amidan, viêm tai giữa, viêm thực quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang.
- Nhiễm trùng đường niệu - sinh dục: Viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm cổ âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi tử cung đặc biệt do nhiễm Chlamydia.
- Nhiễm trùng da và mô mềm: Viêm nang, chốc lở, nhọt, nhọt độc, bệnh mủ da, chứng viêm da do nhiễm trùng, viêm quầng, loét do nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng răng miệng.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Ammedroxi
Thuốc Ammedroxi được bào chế dưới dạng viên nén và sử dụng cho đường uống. Người bệnh nên dùng thuốc trước các bữa ăn và dùng ngày 2 lần.
Liều dùng thuốc Ammedroxi như sau:
- Người lớn: 150mg Roxithromycin x 2 lần/ngày hoặc 300 mg Roxithromycin x 1 lần/ngày. Nên kéo dài sử dụng thuốc Ammedroxi ít nhất 2 ngày sau khi giảm triệu chứng, ít nhất 10 ngày Roxithromycin trong trường hợp nhiễm Streptoccoci, viêm đường niệu, viêm âm đạo - cổ tử cung. Liều dùng Roxithromycin tối đa 4 tuần.
- Trẻ em: Liều dùng khuyến cáo là 5 - 7,5 mg Roxithromycin /kg/ngày.
4. Chống chỉ định điều trị thuốc Ammedroxi
Thuốc Ammedroxi không được sử dụng cho những người bệnh bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Ngoài ra, trường hợp đang sử dụng đồng thời Roxithromycin với các chất gây co mạch kiểu Ergotamin và các Macrolid khác cho người bệnh đang dùng Terfenadin hoặc Astemisol, do nguy cơ loạn nhịp tim ảnh hưởng đến tính mạng.
5. Tương tác thuốc Ammedroxi
Thuốc Ammedroxi khi kết hợp dùng chung với một số loại thuốc sau có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc như:
- Thuốc Disopyramide dùng với Ammedroxi có thể làm tăng nồng độ Disopyramid không liên kết trong huyết thanh.
- Thuốc Digoxin
- Thuốc Midazolam
- Thuốc Terfenadine
- Các Alcaloides gây co mạch của nấm cựa gà như thuốc Ergotamine, Dihydroergotamine.
- Thuốc Astemizole, Cisapride, Pimozide có khả năng gây loạn tim trầm trọng.
- Kết hợp với các Vitamine K và các Glycosides khác.
- Thuốc Midazolam, Theophylline, Ciclosporine A.
- Không có tương tác đáng kể thuốc Ammedroxi với Warfarin, Carbamazepin, Ciclosporin và thuốc tránh thai uống.
- Không nên phối hợp với Bromocriptin vì Roxithromycin làm tăng nồng độ của thuốc Ammedroxi trong huyết tương.
Trên đây chưa phải là tất cả những tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Ammedroxi. Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy thông báo những bệnh lý khác đang mắc phải và những dòng thuốc đang sử dụng cho bác sĩ biết để tránh tương tác thuốc Ammedroxi không mong muốn xảy ra.
6. Thuốc Ammedroxi gây ra những tác dụng phụ nào?
Trong quá trình sử dụng thuốc Ammedroxi, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Biểu hiện tiêu hóa: Đau dạ dày, buồn nôn, mửa, tiêu chảy.
- Dị ứng ngoài da: Mề đay, phát ban da và phù mạch.
- Khi dùng liều cao Ammedroxi, lượng Transaminase tăng tạm thời, hiếm gặp ca gây viêm gan ứ mật.
- Cảm giác chóng mặt, nhức đầu và dị cảm. Trường hợp gây phản ứng quá mẫn nặng như phù Quincke hoặc các phản ứng dạng phản vệ nhưng hiếm khi gặp.
Người bệnh nếu gặp phải những tác dụng phụ nêu trên hoặc những tác dụng phụ khác chưa đề cập đến trong quá trình sử dụng thuốc Ammedroxi. Hãy liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Ammedroxi
Người bệnh hãy tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc Ammedroxi được niêm yết trên bao bì sản phẩm hoặc theo đơn thuốc của bác sĩ, dược sĩ. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc Ammedroxi:
- Thận trọng sử dụng Roxithromycin cho người bệnh bị suy gan (giảm nửa liều nếu cần phải dùng Roxithromycin), thận nặng và người cao tuổi không cần chỉnh liều Roxithromycin.
- Không nên dùng Roxithromycin cho trẻ < 6 tháng.
- Khi dùng kháng sinh Macrolide kết hợp với các Alcaloid gây co mạch của nấm cựa gà, co mạch ở các đầu chi có thể dẫn đến hoại tử đã được ghi nhận. Trước khi kê toa Roxithromycin phải chắc là người bệnh không đang dùng các Alcaloid này.
- Cảnh giác các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc về nguy cơ gây chóng mặt của thuốc Ammedroxi.
- Thuốc Ammedroxi không có tác dụng sinh quái thai ở động vật. Tuy nhiên, sự an toàn đối với thai nhi trên người chưa được xác định.
- Roxithromycin bài tiết yếu qua sữa mẹ. Không dùng thuốc Ammedroxi khi mẹ cho con bú hoặc ngừng cho con bú.
- Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu khi dùng quá liều thuốc Ammedroxi. Trường hợp này được sử dụng phương pháp rửa dạ dày và điều trị triệu chứng + hỗ trợ.
Bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về dòng thuốc Ammedroxi. Người bệnh hãy luôn tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc Ammedroxi từ bác sĩ/dược sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà điều trị vì có thể gặp những ảnh hưởng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.