Các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng và cách hạn chế

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chứng hôi miệng có thể gây ngại ngùng, xấu hổ và trong một số trường hợp có thể dẫn tới rối loạn lo âu. Các sản phẩm để chống hôi miệng như kẹo cao su, bạc hà, nước súc miệng và nhiều loại sản phẩm khác bán rất chạy, rất được ưa chuộng, nhưng phần lớn trong số chúng chỉ có tác dụng tạm thời, bởi chúng không giải quyết được nguyên nhân gây hôi miệng.

1. Các nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Đa số các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác. Chúng bao gồm:

Thức ăn: những mảnh thức ăn còn sót lại ở xung quanh răng sau bữa ăn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi khó chịu. Ăn một số loại thức ăn nhất định, chẳng hạn như hành, tỏi và ớt cũng có thể gây ra chứng hôi miệng. Sau khi những thức ăn này được tiêu hóa, các thành phần của chúng lưu chuyển theo dòng máu, đi tới phổi và gây tác động tới hơi thở.

Các sản phẩm thuốc lá: hút thuốc lá là một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng. Những người sử dụng thuốc lá cũng rất hay bị một bệnh lý là viêm nha chu, một nguyên nhân hay gặp của chứng hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng kém: nếu không duy trì đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, các mảnh thức ăn vẫn còn bám trong miệng gây ra chứng hôi miệng. Dần dần ở răng sẽ hình thành các mảng bám. Nếu không được làm sạch các mảng bám sẽ gây kích thích nướu và dần dần dẫn đến bệnh nha chu. Lưỡi cũng là nơi lưu giữ vi khuẩn dẫn đến gây mùi khó chịu. Răng giả nếu không được vệ sinh thường xuyên hoặc được thiết kế không phù hợp với hàm cũng có thể lưu giữ thức ăn thừa cùng các quần thể vi khuẩn sinh mùi.

Khô miệng: nước bọt (nước miếng) là một trong các yếu tố giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảnh thức ăn có thể tạo mùi. Khi lượng nước bọt tiết ra ít (khô miệng) sẽ có thể gây ra hôi miệng. Khô miệng tự nhiên xảy ra trong lúc ngủ dẫn tới một hiện tượng gọi là “hơi thở buổi sáng”, và hiện tượng này sẽ tồi tệ hơn nếu trong lúc ngủ miệng há ra. Khô miệng kéo dài có thể có nguyên nhân bắt nguồn từ tuyến nước bọt và một số bệnh lý.

Thuốc điều trị: một số thuốc điều trị có thể gián tiếp gây ra chứng hôi miệng bởi chúng khiến miệng bị khô. Một số thuốc khác sau khi hấp thu thì thành phần thuốc có thể đi cùng hơi thở tạo mùi khó chịu.

Nhiễm khuẩn trong khoang miệng: hơi thở khó chịu có thể được gây ra bởi các vết thương sau khi thực hiện can thiệp ở khoang miệng, chẳng hạn như nhổ răng, hoặc có thể là hậu quả của việc hư hại răng, bệnh nha chu hoặc lở miệng.

Các vấn đề mũi, miệng, họng khác: chứng hôi miệng đôi khi xuất phát từ sỏi amidan (sỏi được hình thành trong amidan, có vi khuẩn trú ngụ và tạo mùi). Nhiễm khuẩn hoặc viêm mạn tính ở mũi, xoang hoặc họng cũng có thể gây hôi miệng.

Các nguyên nhân khác: một số bệnh lý, chẳng hạn như một số ung thư, rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra hơi thở có mùi đặc biệt. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease - GERD) có mối liên hệ với chứng hôi miệng.

Một số loại thức ăn nhất định, tình trạng sức khỏe và một số thói quen cá nhân là những nguyên nhân thường gặp gây ra chứng hôi miệng (còn gọi là hơi thở có mùi khó chịu). Trong nhiều trường hợp chứng hôi miệng có thể cải thiện nếu như kiên trì thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu các phương pháp vệ sinh cá nhân không thể giải quyết vấn đề, đó là lúc nên đi thăm khám nha sĩ hoặc bác sĩ để xem có nguyên nhân nào nghiêm trọng hơn dẫn tới hôi miệng hay không.

Đa số các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác. Chúng bao gồm:

Thức ăn: những mảnh thức ăn còn sót lại ở xung quanh răng sau bữa ăn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi khó chịu. Ăn một số loại thức ăn nhất định, chẳng hạn như hành, tỏi và ớt cũng có thể gây ra chứng hôi miệng. Sau khi những thức ăn này được tiêu hóa, các thành phần của chúng lưu chuyển theo dòng máu, đi tới phổi và gây tác động tới hơi thở.

Các sản phẩm thuốc lá: hút thuốc lá là một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng. Những người sử dụng thuốc lá cũng rất hay bị một bệnh lý là viêm nha chu, một nguyên nhân hay gặp của chứng hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng kém: nếu không duy trì đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, các mảnh thức ăn vẫn còn bám trong miệng gây ra chứng hôi miệng. Dần dần ở răng sẽ hình thành các mảng bám. Nếu không được làm sạch các mảng bám sẽ gây kích thích nướu và dần dần dẫn đến bệnh nha chu. Lưỡi cũng là nơi lưu giữ vi khuẩn dẫn đến gây mùi khó chịu. Răng giả nếu không được vệ sinh thường xuyên hoặc được thiết kế không phù hợp với hàm cũng có thể lưu giữ thức ăn thừa cùng các quần thể vi khuẩn sinh mùi.

Khô miệng: nước bọt (nước miếng) là một trong các yếu tố giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảnh thức ăn có thể tạo mùi. Khi lượng nước bọt tiết ra ít (khô miệng) sẽ có thể gây ra hôi miệng. Khô miệng tự nhiên xảy ra trong lúc ngủ dẫn tới một hiện tượng gọi là “hơi thở buổi sáng”, và hiện tượng này sẽ tồi tệ hơn nếu trong lúc ngủ miệng há ra. Khô miệng kéo dài có thể có nguyên nhân bắt nguồn từ tuyến nước bọt và một số bệnh lý.

Thuốc điều trị: một số thuốc điều trị có thể gián tiếp gây ra chứng hôi miệng bởi chúng khiến miệng bị khô. Một số thuốc khác sau khi hấp thu thì thành phần thuốc có thể đi cùng hơi thở tạo mùi khó chịu.

Nhiễm khuẩn trong khoang miệng: hơi thở khó chịu có thể được gây ra bởi các vết thương sau khi thực hiện can thiệp ở khoang miệng, chẳng hạn như nhổ răng, hoặc có thể là hậu quả của việc hư hại răng, bệnh nha chu hoặc lở miệng.

Các vấn đề mũi, miệng, họng khác: chứng hôi miệng đôi khi xuất phát từ sỏi amidan (sỏi được hình thành trong amidan, có vi khuẩn trú ngụ và tạo mùi). Nhiễm khuẩn hoặc viêm mạn tính ở mũi, xoang hoặc họng cũng có thể gây hôi miệng.

Các nguyên nhân khác: một số bệnh lý, chẳng hạn như một số ung thư, rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra hơi thở có mùi đặc biệt. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease - GERD) có mối liên hệ với chứng hôi miệng.


Hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp
Hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp

2. Các triệu chứng của chứng hôi miệng

Tuy có tên chung là chứng hôi miệng, nhưng mùi khó chịu lại rất khác nhau tùy từng cá nhân, bởi nó phụ thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý nền gây ra nó. Một thực tế đang diễn ra là có nhiều người hơi thở hoàn toàn không có mùi hoặc mùi rất nhẹ nhưng lại bị ám ảnh quá mức về chứng hôi miệng, trong khi đó nhiều người thực sự hơi thở có mùi rất khó chịu nhưng họ lại hoàn toàn không hay biết về điều đó. Nếu cảm thấy bản thân không chắc chắn về mùi của hơi thở, hãy thử hỏi người thân hoặc bạn bè xung quanh cảm nhận về tình trạng của bản thân để có câu trả lời khách quan.


Mùi hôi nặng ở miệng có thể do thói quen vệ sinh răng miệng cá nhân
Mùi hôi nặng ở miệng có thể do thói quen vệ sinh răng miệng cá nhân

3. Khi nào cần đi thăm khám?

Nếu bị chứng hôi miệng thì nên xem lại thói quen vệ sinh răng miệng cá nhân, đồng thời hãy thử thay đổi lối sống, chẳng hạn như thực hành đánh răng và vệ sinh lưỡi sau mỗi lần ăn, sử dụng chỉ nha khoa và cố gắng uống nhiều nước. Nếu đã cố gắng thay đổi nhiều biện pháp nhưng chứng hôi miệng vẫn tồn tại dai dẳng thì đó là lúc cần phải đi khám nha sĩ.

Nếu nha sĩ nghi ngờ chứng hôi miệng là do một bệnh lý nền nghiêm trọng hơn gây ra, nha sĩ sẽ khuyên bệnh nhân đi thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa.

4. Cách giải quyết và điều trị chứng hôi miệng

Để phòng tránh chứng hôi miệng cũng như phòng ngừa hình thành mảng bám, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu, hãy kiên trì thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Các điều trị sâu hơn đối với chứng hôi miệng sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng.

Đối với riêng lĩnh vực nha khoa và các nguyên nhân bắt nguồn từ sức khỏe răng miệng, các biện pháp để giải quyết chứng hôi miệng bao gồm:

  • Súc miệng và sử dụng kem đánh răng chuyên biệt: nếu chứng hôi miệng là do sự phát triển của vi khuẩn tại các mảng bám ở răng, nha sĩ có thể khuyến cáo sử dụng các loại nước súc miệng có khả năng diệt khuẩn, đồng thời cũng có thể chỉ định những loại kem đánh răng chuyên biệt trong thành phần chứa yếu tố có thể tiêu diệt vi khuẩn tạo thành mảng bám.
  • Điều trị các bệnh lý nha khoa: các bệnh lý về nha khoa (chẳng hạn như bệnh viêm nha chu) có thể gây ra chứng hôi miệng, do đó muốn giải quyết vấn đề hôi miệng cần điều trị triệt để các bệnh lý này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe