Thiếu oxy là một quá trình bệnh lý phức tạp do cơ thể chúng ta không được cung cấp oxy đầy đủ cho nhu cầu hoạt động bình thường của tế bào, hoặc do bệnh lý mà tế bào tổ chức không sử dụng được oxy. Tìm hiểu về nguyên nhân thiếu oxy sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng này tốt hơn.
1. Nguyên nhân gây thiếu oxy
1.1. Thiếu oxy do nguyên nhân hô hấp
Chúng ta bị thiếu oxy do hô hấp trong trường hợp không khí loãng, không đủ oxy cho cơ thể hô hấp khi lên cao (đi máy bay), leo núi hoặc sống trên núi cao... Khi đó bạn có thể mắc bệnh độ cao hoặc bệnh núi cao.
Bệnh độ cao
Là hiện tượng thiếu oxy cấp khi lên cao đột ngột trên 3000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà không có hoặc hỏng bình oxy. Độ cao 4000 - 5000 m được coi là giới hạn không cần cung cấp thêm oxy của bay.
Các dấu hiệu bệnh lý xuất hiện phụ thuộc vào độ cao và sức chịu đựng của cơ thể. Dấu hiệu sớm nhất là:
- Các rối loạn thần kinh như mệt mỏi thất thường, nhức đầu, giảm trí nhớ, phản xạ chậm chạp, buồn nôn,... Đây là những nguyên nhân thiếu oxy lên não và rất nguy hiểm, nhất là với những người thường xuyên làm việc trên cao. Do cơ chế bù đắp bất lực gây tăng đào thải CO2, nôn là loại thiếu oxy kèm nhược thán và nhiễm kiềm hơi. Tim đập nhanh, yếu, có thể loạn nhịp. Nếu không xử trí kịp thời, hệ thần kinh bị ức chế sâu sắc dẫn tới co giật, hôn mê và tử vong
- Các rối loạn ngũ quan như rối loạn thị giác, thính giác...
Biện pháp điều trị chủ yếu là cung cấp oxy nguyên chất:
- Lên cao trên 8000m- pO2kk = 0.21.(270- 47): 47mmHg
- Cung cấp oxy nguyên chất: 1.(270-47):223 mmHg. Nhưng nếu lên cao trên 10000m thì dù cho oxy nguyên chất cũng không đủ mà phải có buồng áp lực
- Lên cao 15000m, thở oxy: pO2kk= 1. (95- 47): 48 mmHg trường hợp này, con người phải sống trong buồng áp lực mới tránh được tình trạng thiếu oxy và vô trọng lượng
Bệnh núi cao
Là hiện tượng thiếu oxy cấp khi leo lên núi cao trên 600m (các nhà thám hiểm). Nguy hiểm của thiếu oxy cũng phụ thuộc vào độ cao và một số yếu tố phụ thêm như mệt mỏi thể chất, lạnh, tác dụng của tia cực tím, tia vũ trụ...
- Khi lên cao trên 300m, các dấu hiệu thiếu oxy bắt đầu xuất hiện: Hưng phấn thần kinh, trạng thái kích thích, khoan khoái, hay cười nói...
- Lên cao trên 4000m dấu hiệu rõ rệt hơn, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi thất thường, kém trí nhớ, khó thở, tím tái, hô hấp chu kỳ...
- Độ cao 6000m là giới hạn cuối cùng mà con người có thể chịu đựng được mà không cần có thêm oxy.
1.2. Thiếu oxy do nguyên nhân tim mạch và máu
- Nguyên nhân thiếu oxy do rối loạn tuần hoàn tại chỗ hoặc toàn thân: Tất cả các trường hợp giảm huyết áp động mạch, giảm cung lượng máu tới tổ chức đều dẫn tới thiếu oxy như suy tim, sốc, mất máu nhiều...
- Nguyên nhân thiếu oxy do “shunt” tĩnh mạch-động mạch: Khi một phần máu tĩnh mạch không được trao đổi khí đổ thẳng vào máu động mạch, làm giảm độ bão hòa oxy máu động mạch, gọi là “shunt”. Các “shunt” bệnh lý thường gặp gồm: các vùng phổi không được lưu thông khí (xẹp phổi, viêm phổi...), các chỗ thông phồng động mạch, máu u mạch máu, các bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất
- Nguyên nhân thiếu oxy do bệnh lý của huyết cầu tố như: Thiếu máu có giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết cầu tố ảnh hưởng đến vận chuyển oxy tổ chức; bệnh huyết cầu tố gây xuất hiện các huyết cầu tố bệnh lý (HbS hoặc HgF) làm thay đổi chức năng vận chuyển oxy; nhiễm độc CO phát sinh khi có tăng nồng độ khí CO trong khí thở trong các trường hợp lao động, trong nhà máy có khí than chưa đốt cháy hoàn toàn, ngoài gây thiếu oxy, CO còn gây ức chế hô hấp tế bào, và nhiều biến đổi chức phận cơ thể; nhiễm độc Methemoglobin nên không có khả năng vận chuyển oxy và gây thiếu oxy nghiêm trọng (nhiễm độc MetHb có thể gặp trong nhiễm độc các hóa chất; nhiễm các chất độc sản sinh khi có rối loạn tiêu hóa kéo dài).
1.3. Thiếu oxy do nguyên nhân tổ chức
Tổ chức không sử dụng được oxy khi có rối loạn hô hấp tế bào là nguyên nhân thiếu oxy. Hô hấp tế bào là một quá trình oxy hóa - khử phức tạp, tiến hành nhờ hệ thống men hô hấp được phân thành những phản ứng dây chuyền liên quan chặt chẽ với nhau:
- Phản ứng tách H được thực hiện nhờ các men tách H (dehydraza hay dehydrogennaza), men này dễ bị hỏng ở nhiệt độ trên 55oC và bị ức chế bởi các loại thuốc ngủ babiturat, trong thành phần có sinh tố
- Phản ứng chuyển H tiếp sau đó nhờ các men coenzym I và II (DPN= diphotphoric nucleotit và TPN trihotphoric nucleotit) và thành phần có sinh tố PP, rồi chuyển tiếp nhờ men flavopretoin thành phần có sinh tố B1 đều dễ bị các chất Fluorua, cyanua ức chế
- Phản ứng chuyển điện tử nhờ các men oydafa, hệ cytocram và cytocrom oydaza. Các men này dễ bị các chất cyanua, As, H2S ức chế
Như vậy dù chỉ một khâu trong chuỗi phản ứng này bị rối loạn, quá trình hô hấp tế bào cũng không thực hiện được, do đó, mặc dù oxy được cung cấp đầy đủ, tổ chức cũng không sử dụng được oxy dẫn đến thiếu oxy.
Nguyên nhân của hô hấp tế bào có thể là:
- Thiếu cơ chất (thiếu ăn, đái tháo đường, suy nhược...) gây thiếu sinh tố và thiếu men hô hấp tế bào
- Nhiễm độc các chất ức chế hô hấp tế bào như các thuốc ngủ, CO, H2S, As, Fluorua, cyanua, các chất độc tạo ra trong quá trình nhiễm khuẩn, u độc...
Trong thực tế các loại thiếu oxy thường kết hợp với nhau, phải khám xét lâm sàng và theo dõi các dấu hiệu sinh vật đầy đủ để phát hiện. Cung cấp oxy là một biện pháp tốt nhưng không phải sử dụng với tất cả mọi trường hợp mà phải tùy theo tính chất và mức độ, tùy theo nguyên nhân mà có thái độ xử trí thích hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.