1. U nang buồng trứng thực thể là gì?
Khối u nang buồng trứng thực thể có tổn thương thực thể của tổ chức buồng trứng, thường lành tính, tuy nhiên vẫn có khả năng trở thành ác tính.
Kích thước thường lớn > 5cm, thường lớn hơn nang cơ năng, gặp ở 1 or 2 bên buồng trứng.
Khối u buồng trứng thường ít có triệu chứng đặc hiệu, phát triển âm thầm, khi khối u to có thể thấy:
- Đôi khi có cảm giác tức nặng vùng tiểu khung, đặc biệt là khi u to.
- Có thể có dấu hiệu u chèn ép: rối loạn tiêu hóa- tiết niệu: đau, đái rắt, táo bón... o RLKN: Chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt...
- Có khi bênh nhân tự sờ thấy u ở hạ vị, lệch phía hố chậu
- Đôi khi BN đến viện vì biến chứng cấp tính: xoắn, vỡ thì đau nhiều.
Các u nang buồng trứng thực thể thường gặp là: U nang nhầy, u nang nước, u nang bì, u lạc nội mạc tử cung.
2. Giải phẫu và chức năng buồng trứng?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản ở nữ giới, nơi các trứng được sản xuất và phát triển. Nó có hình dạng bầu dục, kích thước của một quả trứng nhỏ và nằm ở hai bên của tử cung, gần với ống dẫn trứng. Trong phần giải phẫu, buồng trứng được chia thành ba phần chính: vỏ, vùng vỏ và vùng tủy.
Vỏ buồng trứng là lớp ngoài cùng của buồng trứng, bao phủ bởi mao mạch và tế bào connective. Nó có tính đàn hồi và chứa các mạch máu và dây thần kinh. Vùng vỏ là lớp bên trong của buồng trứng, chứa các tế bào sản xuất trứng và các tế bào lutein. Những tế bào này tạo ra hormone nữ, estrogen và progesterone, giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Vùng tủy là lớp ở giữa vùng vỏ và chứa các mạch máu, mạch lymph và các tế bào nội tiết.
Chức năng chính của buồng trứng là sản xuất và phát triển trứng. Trong quá trình này, các tế bào sản xuất trứng phát triển và phân chia để tạo ra trứng. Mỗi tháng, một trong số các trứng này được giải phóng từ buồng trứng và di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Nếu trứng này được thụ tinh bởi tinh trùng, sẽ xảy ra quá trình mang thai.
Buồng trứng cũng chứa các cơ quan lutein, là các tế bào lớn được hình thành sau khi trứng đã được giải phóng từ buồng trứng. Các cơ quan lutein sản xuất hormone progesterone, giúp chuẩn bị tử cung cho sự thụ thai và duy trì thai nghén trong trường hợp mang thai.
Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nó sản xuất hormone estrogen, giúp duy trì sức khỏe của âm đạo, tử cung và vú. Nó cũng giúp kiểm soát và điều tiết chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, đảm bảo sự chuẩn bị cho quá trình mang thai.
Tuy nhiên, buồng trứng cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe. Các vấn đề này bao gồm viêm buồng trứng, buồng trứng đa nang, u buồng trứng và ung thư buồng trứng. Việc hiểu rõ giải phẫu và chức năng của buồng trứng là cực kỳ quan trọng để phát hiện và điều trị các vấn đề này và đảm bảo sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
3. Các loại u nang buồng trứng thực thể thường gặp?
3.1 U nang nước
Là u lành tính thường vỏ mỏng, cuống dài, trong chưa dịch trong, nang thường không dính xung quanh, đôi khi có nhú ở mặt trong hoặc ngoài của vỏ nang, nếu không có nhú thường là lành tính.
Thường xảy ra ở độ tuổi sinh đẻ, chiếm 30% các u buồng trứng.
3.2 U nang nhầy
U xuất phát từ tế bào biểu mô-mô đệm. Thường gặp nhất ở lứa tuổi 30-50.
Nang có nhiều thuỳ nên có thể rất to, thành nang dầy có hai lớp: lớp ngoài là tổ chức xơ, ở trong là lớp thượng bì trụ đơn, trong nang chứa chất nước đặc nhầy màu vàng. Nang nhầy có thể dính vào các tạng xung quanh.
Bệnh nhân có thể có cảm giác nặng ở tiểu khung, phần lớn không có triệu chứng
Điều trị cắt bỏ nang, trường hợp bệnh nhân chưa có con thì bóc tách nang để lại phần lành buồng trứng, đối với người nhiều tuổi không có nhu cầu sinh con thì nên cắt bỏ buồng trứng tránh tái phát.
3.3 U nang bì
Thường gặp nhất là u quái và khối u tế bào mầm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi sinh đẻ tuổi sau mãn kinh hoặc ở trẻ em và ngay cả khi mang thai.
Thành nang có cấu trúc như da có lớp sừng, mỡ, mồ hôi trong nang chứa tóc, răng, bã đậu.
Bệnh thường không có triệu chứng, phát hiện khi tình cờ đi khám hay khi mổ lấy thai hoặc chụp xquang thấy răng trong u.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay. Tuỳ theo từng đối tượng bệnh nhân sẽ có những phương pháp mổ khác nhau.
3.4 U lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là sự hiện diện của nội mạc tử cung có chức năng ở bên ngoài tử cung.
Nội mạc tử cung chịu sự chi phối của hormon của chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc tử cung.
Bệnh hay gặp ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
Triệu chứng thường gặp là đau vùng chậu, đau lưng, giao hợp đau.
Tùy vào tuổi tác, tình trạng sinh sản và triệu chứng lâm sàng có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa với mục tiêu: giảm triệu chứng, cải thiện và duy trì khả năng sinh sản, giảm thiểu tác dụng phụ
3.5 Xoắn u nang
Cấp hay bán cấp thường xảy ra với nang bì, kích thước không to lắm và nặng, đôi khi xảy ra với nang nhầy, nang nước.
Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng đôi ngột và dữ dội, vã mồ hôi, choáng nôn, rối loạn nhu động ruột.
Bệnh nhân cần mổ cấp cứu tháo xoắn nếu hồng trở lại thì bóc u để phần buồng trứng lành. Cắt buồng trứng trong trường hợp xoắn đã gây hoại tử buồng trứng, không hồi phục khi tháo xoắn hoặc bệnh nhân đã lớn tuổi, mãn kinh không có nhu cầu sinh con.
U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đối với u nang buồng trứng thực thể thường là lành tính nhưng cũng có thể gặp lành tính và bệnh thường diễn biến âm thầm không triệu chứng nên cần đi tái khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm khi mắc bệnh.