Các loại thuốc gây mê được sử dụng trong gây mê toàn thân

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hoài Nam, Trưởng Đơn nguyên Giảm đau - Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thông thường người ta dùng 1 hay nhiều loại thuốc đưa vào cơ thể người bệnh để tạo ra tình trạng gây mê. Liều lượng thuốc được điều chỉnh chủ động tùy thuộc vào đặc điểm của từng người sao cho phù hợp, tác dụng thuốc có tính tạm thời, có thể hồi phục và không để lại di chứng.

1. Gây mê toàn thân là gì?

  • Gây mê toàn thân còn gọi là vô cảm toàn thể (General Anesthesia), là phương pháp làm mất cảm giác toàn thân đồng thời mất ý thức.
  • Sự mất cảm giác và ý thức này chỉ mang tính chất tạm thời. Sau một thời gian, người bệnh sẽ lấy lại cảm giác và ý thức một cách hoàn toàn.

2. Các thuốc gây mê được sử dụng trong gây mê toàn thân

  • Thuốc mê: là những chất khi được đưa vào cơ thể người bệnh có khả năng ức chế thần kinh trung ương tạm thời.
  • Tính chất của thuốc mê:
  • Làm mất ý thức, người bệnh sẽ trong tình trạng mê.
  • Làm giảm hay mất cảm giác đau đớn
  • Làm giảm trương lực, làm mềm cơ.

Thuốc mê có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tạm thời
Thuốc mê có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tạm thời

  • Phân loại thuốc mê: 2 loại
  • Thuốc mê đường hô hấp: Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh phải qua đường hô hấp. Người bệnh hít hơi thuốc mê, thuốc qua phế nang để vào máu. Có 2 nhóm:
  • Thuốc mê thể khí: trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất thuốc ở thể khí. Ví dụ: Cyclopropan C3H6 (hiện không còn sử dụng), Protocyde d'azote N2O ( hiện được dùng để giảm đau nhiều hơn gây mê)
  • Thuốc mê bốc hơi: trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất, thuốc ở thể lỏng nhưng dễ bốc hơi, cần có bình bốc hơi để dùng thuốc gây mê cho người bệnh.
  • Thuốc mê tĩnh mạch: Khi sử dụng để gây mê, thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch. Một số thuốc có thể dùng đường tiêm bắp. Ví dụ: Thiopentone, Ketamine (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp), Propofol, Etomidate.
  • Ngoài ra, tùy phương pháp mổ và phương pháp mê, các thuốc mê có thể dùng phối hợp với nhau hoặc với các thuốc giảm đau Opioid, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê... để giảm liều thuốc, giảm tác dụng phụ và tai biến do thuốc.
  • Mê mask: dẫn mê và duy trì mê với thuốc mê hơi (trẻ em) hoặc thuốc mê tĩnh mạch phối hợp giảm đau Opioid, thuốc tê
  • Mê tĩnh mạch: dẫn mê và duy trì mê với thuốc mê tĩnh mạch, giảm đau Opioid, thuốc tê
  • Mê nội khí quản: dẫn mê với thuốc mê hơi (trẻ em) hoặc thuốc mê tĩnh mạch, giảm đau Opioid, thuốc giãn cơ, thuốc tê; duy trì mê với thuốc mê hơi hoặc thuốc mê tĩnh mạch, thuốc tê

Thuốc mê tĩnh mạch được tiêm trực tiếp vào cơ thể qua đường tĩnh mạch
Thuốc mê tĩnh mạch được tiêm trực tiếp vào cơ thể qua đường tĩnh mạch

3. Những lưu ý khi gây mê toàn thân có đặt nội khí quản

  • Gây mê nội khí quản là phương pháp gây mê toàn thân bằng cách đặt ống nội khí quản đường mũi hay miệng qua thanh quản để đầu ống vào nội khí quản.
  • Ưu điểm: Kiểm soát được đường thở, điều khiển hô hấp của người bệnh, có thể thở máy, hút rửa chất tiết ở khí phế quản dễ dàng, người bệnh có thể đặt ở mọi tư thế kể cả nằm sấp.
  • Tai biến do đặt nội khí quản:
  • Mạch nhanh, huyết áp tăng, loạn nhịp, mạch chậm hay ngừng tim, co thắt thanh khí quản do chưa đạt độ mê thích hợp.
  • Tổn thương: rách môi, gãy răng, rách hầu, thủng khí quản hay thực quản, liệt dây thanh...
  • Đặt vào dạ dày, trào ngược gây hít sặc, suy hô hấp cấp.
  • Đặt ống sâu gây xẹp phổi
  • Lưu ý: Để tránh các tai biến và biến chứng khi gây mê nội khí quản, cần lưu ý
  • Tôn trọng các chỉ định, chống chỉ định của phương pháp
  • Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ
  • Thực hiện đúng quy trình
  • Chuẩn bị bệnh nhân tốt, nhịn ăn uống theo quy định để tránh bị hít sặc. Nếu người bệnh có dạ dày đầy, làm thủ thuật ấn sụn nhẫn (Sellick)

Bệnh nhân nhịn ăn theo quy định trước khi gây mê
Bệnh nhân nhịn ăn theo quy định trước khi gây mê

  • Phối hợp thuốc với liều lượng thích hợp, đảm bảo đạt độ mê yêu cầu trước khi đặt ống.
  • Sau đặt ống kiểm tra bằng capnograph để xác định đúng vị trí và nghe 2 phổi để tránh đặt ống quá sâu. Cố định ống thật chặt để tránh bị tụt ống.
  • Rút ống đúng kỹ thuật. nhẹ nhàng tránh kích thích gây co thắt.
  • Nhân viên y tế phải được đào tạo và có kinh nghiệm thực hiện đúng kỹ thuật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe