Các loại bệnh phẩm được dùng trong chẩn đoán tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng ở trẻ gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, số mắc tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở độ tuổi dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi, đạt đỉnh cao ở lứa 1-2 tuổi. Một số loại bệnh phẩm sau đây sẽ được dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng.

1. Nguồn truyền nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nguồn chứa virus là người bệnh và người lành mang virus. Virus tồn tại trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các vết mụn nước trên da, nốt phỏng hoặc phân của người bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây truyền qua đường phân, miệng và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu nhất là tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch từ các vết mụn nước trên da hoặc tiếp xúc với chất bài tiết của bệnh nhân dính trên đồ dùng cá nhân, đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà. Đặc biệt khi trẻ đang mắc các bệnh đường hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ giúp virus lây lan trực tiếp sang trẻ khác.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào nhiễm virus đều biểu hiện bệnh thành bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gặp ở tuổi dưới 15, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.

2. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Thời gian ủ bệnh: kéo dài từ 3 - 7 ngày
  • Thời kỳ lây truyền: Bệnh tay chân miệng lây lan mạnh từ vài ngày trước khi bệnh nhân khởi phát bệnh cho đến khi hết các vết loét miệng và các nốt phỏng nước, thường dễ lây lan nhất trong tuần đầu tiên của bệnh.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột rồi nhân lên, sau đó vào máu, từ đó đến các cơ quan nhạy cảm như: da, niêm mạc, não, màng não, cơ tim... gây sang thương tại các cơ quan này. Một số trường hợp tiến triển suy tuần hoàn hô hấp là do sự phối hợp của đáp ứng viêm, cơ chế thần kinh hơn là do tấn công trực tiếp của virus.


Thời kỳ lây truyền bệnh nhân xuất hiện các vét loét miệng
Thời kỳ lây truyền bệnh nhân xuất hiện các vét loét miệng

3. Triệu chứng báo hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Vị trí ban: lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, bụng, miệng
  • Hình dạng ban: đỏ, mụn nước, sần, hồng ban, màu xám, hình bầu dục, khi lành không thành sẹo.
  • Cảm giác: không đau, không ngứa.

4. Các loại bệnh phẩm được dùng trong chẩn đoán tay chân miệng

Loại bệnh phẩm sử dụng để xét nghiệm bệnh tay chân miệng ở trẻ bao gồm:

5. Các phương pháp xét nghiệm bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Phương pháp phân lập virus: nuôi cấy bệnh phẩm của người bệnh vào tế bào thận khỉ hoặc tế bào phôi người., kết quả vi rút sẽ phá hủy tế bào;
  • Xét nghiệm RT- PCR giúp phát hiện mã ARN của vi rút;
  • Phản ứng huyết thanh giúp xác định kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng trung hoà, phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Trong đó, chẩn đoán xác định mắc bệnh khi xét nghiệm cấy phân lập siêu vi hay PCR dương tính từ một trong các bệnh phẩm sau: dịch vết mụn nước trên da, dịch ngoáy họng, phân, máu, dịch não tủy.


Kỹ thuật xét nghiệm RT- PCR được sử dụng trong xét nghiệm bệnh tay chân miệng
Kỹ thuật xét nghiệm RT- PCR được sử dụng trong xét nghiệm bệnh tay chân miệng

6. Phân độ bệnh tay chân miệng ở trẻ, khi nào cần nhập viện?

  • Độ 1: chỉ có loét miệng và/hoặc sang thương ở da
  • Độ 2: rung giật cơ, bứt rứt, chới với, thay đổi dịch não tủy (> 5 tế bào/mm3)
  • Độ 3: trẻ yếu liệt chi, liệt thần kinh sọ, co giật, hôn mê (điểm glasgow < 10)
  • Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, truỵ mạch.

Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện điều trị khi có các dấu hiệu:

  • Độ 1: trẻ có một trong các triệu chứng sau: sốt cao > 39 độ C, sốt trên 3 ngày, nôn ói nhiều, ngủ gà, bạch cầu máu > 17.000.
  • Trẻ có các dấu hiệu của phân độ 2 – 4.

7. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh chân tay miệng cũng như vắc-xin phòng bệnh, nên việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chân tay miệng rất quan trọng. Một số phương pháp phòng ngừa chân tay miệng như sau:

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
  • Cách ly trẻ bệnh trong tuần đầu tiên.
  • Không dùng chung cốc hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh.
  • Không cho bệnh nhi đến trường hoặc nơi giữ trẻ nếu như chưa hết triệu chứng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm cho trẻ đi học lại.

Mặc dù tay chân miệng không gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng dễ lây lan và khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Vì thế khi có dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, các bậc cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Đặc biệt trong mùa dịch, để tránh tình trạng đông đúc, quá tải ở bệnh viện, khiến bé mệt mỏi hoặc lây nhiễm chéo một số căn bệnh khác, các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe