Các kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên

Tuy rằng nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu là do virus nhưng một số trường hợp bác sĩ vẫn chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh viêm đường hô hấp trên. Vậy những trường hợp nào điều trị viêm đường hô hấp trên cần dùng thuốc kháng sinh?

1. Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường là bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên với mức độ nhẹ, bệnh tự giới hạn với các triệu chứng sổ mũi, đau họng, ho, hắt hơi và nghẹt mũi. Từ năm 1991 đến 1999, tỷ lệ sử dụng kháng sinh tổng thể đối với bệnh đường hô hấp trên (tên tiếng Anh là Upper respiratory tract infections và tên viết tắt là URTs) đã giảm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh phổ rộng tăng. Một nghiên cứu đã xem xét các nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên từ năm 1966 đến 2009 so sánh điều trị bằng kháng sinh với giả dược ở những người có triệu chứng URI cấp tính kéo dài dưới bảy ngày trong thời gian dưới 10 ngày. Các tác giả không tìm thấy đủ bằng chứng để khuyến cáo nên dùng kháng sinh trong điều trị viêm mũi có mủ hoặc không mủ ở trẻ em hoặc người lớn.

2. Cúm

Cúm là một bệnh URI cấp tính do virus cúm A hoặc B gây ra, bệnh diễn ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Người lớn trên 65 tuổi và trẻ em dưới hai tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất do cúm. Theo đó, việc tiêm vắc-xin cúm là biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất. Việc chăm sóc hỗ trợ là nền tảng của điều trị, nhưng các liệu pháp kháng virus như thuốc ức chế neuraminidase oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) có thể làm giảm thời gian mắc bệnh nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên khởi phát. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) không khuyến cáo sử dụng amantadine trong điều trị cúm.


Thuốc ức chế neuraminidase oseltamivir (Tamiflu)
Thuốc ức chế neuraminidase oseltamivir (Tamiflu)

Đối với trường hợp nặng, người trên 65 tuổi hoặc trẻ hơn hai tuổi, phụ nữ có thai và những người mắc bệnh mãn tính nên được điều trị bằng thuốc chống vi rút. Không nên tiếp tục điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm sau khi chẩn đoán cúm, trừ khi có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thứ phát. Nhuộm gram và nuôi cấy dịch cơ thể có thể được sử dụng để xác định liệu có nên thêm kháng sinh vào phác đồ điều trị cùng với thuốc kháng vi-rút hay không.

>>Xem thêm: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em và cách tránh bệnh vào mùa lạnh- Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Tuyết Nga - Bác sĩ chuyên khoa I - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

3. Viêm xoang cấp

Viêm xoang cấp là bệnh lý phổ biến và người bệnh được điều trị ngoại trú với tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khoảng 13% ở người lớn. Trong bệnh lý này, tình trạng viêm diễn ra ở niêm mạc mũi và xoang với các triệu chứng bao gồm tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi trước hoặc sau, đau mặt, giảm khứu giác và ho. Viêm xoang cấp được phân loại là cấp tính khi các triệu chứng trên xuất hiện dưới 04 tuần, bán cấp từ 04 đến 12 tuần và mãn tính là hơn 12 tuần.

Các trường hợp nhẹ của viêm xoang cấp do vi khuẩn có thể chưa cần sử dụng thuốc ngay và chỉ theo dõi. Nếu các triệu chứng xấu đi trong vòng bảy ngày thì bác sĩ sẽ bắt đầu kế thuốc kháng sinh cho những bệnh nhân này. Điều trị bằng kháng sinh được chấp nhận ở những bệnh nhân bị viêm xoang cấp do vi khuẩn mức độ nặng hoặc phức tạp.

4. Viêm tai giữa cấp

Chẩn đoán viêm tai giữa cấp chỉ được chẩn đoán khi người bệnh có các triệu chứng cấp tính và có tràn dịch tai giữa. Các nguyên nhân gây viêm tai giữa phổ biến nhất là H.enzae, S. pneumoniae và M. catarrhalis. Ngoài ra, virus cũng đã được tìm thấy trong dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân mắc viêm tai giữa cấp và có thể đây là nguyên nhân gây ra các trường hợp thất bại do sử dụng kháng sinh. Liên cầu khuẩn nhóm B, vi khuẩn đường ruột gram âm và Chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây bệnh tai giữa chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh dưới tám tuần tuổi.


Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Về phác đồ điều trị, nên bắt đầu sử dụng kháng sinh ngay lập tức ở trẻ dưới hai tuổi mắc viêm tai giữa cấp ở cả hai bên và trẻ mắc viêm tai giữa cấp có rò dịch qua lỗ tai. Amoxicillin (80 đến 90 mg mỗi kg/ngày, chia làm hai lần) được khuyến nghị là điều trị đầu tay cho viêm tai giữa cấp.

Nếu không có đáp ứng với điều trị bằng thuốc kháng sinh ban đầu trong vòng 48 đến 72 giờ, người bệnh nên được xem xét lại để xác định chẩn đoán và nên bắt đầu sử dụng amoxicillin/clavulanate (Augmentin).

Trẻ em bị viêm tai giữa cấp nên được tái khám trong ba tháng để đánh giá tình trạng bệnh. Điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài đã được chứng minh là làm giảm số lần viêm tai giữa tái phát, nhưng lại không được khuyến cáo do nguy cơ kháng kháng sinh.

5. Viêm họng và viêm amidan

Khoảng 90% người lớn và 70% trẻ em bị viêm họng có nhiễm virus. Trong những người mắc bệnh viêm họng do vi khuẩn, nguyên nhân hàng đầu là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp trong những trường hợp này đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sốt thấp khớp, giảm triệu chứng của bệnh nhưng điều trị bằng kháng sinh không ngăn được viêm màng lọc thận.

Hiện nay, bệnh viêm đường hô hấp trên đã có nhiều phương pháp điều trị, tuy nhiên bệnh chủ yếu là do virus gây ra nên các phương pháp đều là những phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên cụ thể.


Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo Dược sĩ về cách dùng thuốc an toàn hiệu quả
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo Dược sĩ về cách dùng thuốc an toàn hiệu quả

Một số thuốc điều trị viêm đường hô hấp trên thường được sử dụng là: thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhằm ngăn chặn sốt quá cao và tai biến co giật do sốt cao. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh viêm đường hô hấp trên cần có sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn, người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng và điều trị tại nhà.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát kim cương
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát toàn diện
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, quý khách có thể liên hệ Hotline: 0898 563 189 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo:emedicine.medscape.com, aafp.org, drugs.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe