Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Mỗi phụ nữ đều trải qua cuộc chuyển dạ một cách khác nhau. Thật khó có thể dự đoán cuộc chuyển dạ của sản phụ sẽ diễn ra như thế nào và thời gian là bao lâu? Nhưng bạn có thể tự chuẩn bị được nhiều thứ giúp cho cuộc chuyển dạ an toàn. Dưới đây quá trình diễn biến của cuộc chuyển dạ

1. Ba giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ

  • Giai đoạn 1: Là sự xóa mở cổ tử cung (dạ con). Nó còn bao gồm pha tiềm tàng chuyển sang pha tích cực khi xuất hiện cơn co tử cung mau hơn, mạnh hơn thúc đẩy cổ tử cung xóa mở.
  • Giai đoan 2: Là khi rặn cho bé chào đời.
  • Giai đoạn 3: Là khi rau sổ.

Trắc nghiệm: Dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ thực sự

Chuyển dạ là quá trình thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau” để kết thúc thời gian “mang nặng”. Thời gian và dấu hiệu chuyển dạ sẽ khác nhau tùy vào vào từng người và nhiều yếu tố. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các dấu hiệu chuyển dạ một cách chính xác và an toàn.

2. Điều gì xảy ra ở giai đoạn đầu của chuyển dạ ?

Trong thời kỳ mang thai cổ tử cung của bạn đóng kín, bên trong có chứa dịch nhầy ngăn cản sự nhiễm khuẩn vào tử cung. Trước khi cuộc chuyển dạ bắt đầu thì cổ tử cung có sự thay đổi nó hướng ra trước, mềm hơn và ngắn lại cho cuộc chuyển dạ thực sự.Khi bạn chuyển dạ do tác động của cơn co tử cung làm cơ tử cung co thắt lại rồi lại dãn trong mỗi cơn co để cổ tử cung được mở ra để em bé chui ra ngoài.Trong pha tiềm tàng của giai đoạn một, cổ tử cung có thể mở một cách chậm chạm, vì vây nó dường như ít thay đổi. Ở pha này sự tiến triển chậm nên cơn co ngắn và khoảng cách giữa các cơn co kéo dài. Thậm chí nó còn nghỉ một lúc rồi mới lại tiếp tục.Khi bước vào pha hành động của giai đoạn một, cơn co dài hơn, mau hơn và mạnh hơn. Đến cuối giai đoạn đầu của chuyển dạ thì bạn có thể cảm nhận tiến triến cuộc chuyển dạ đang diễn ra một cách dồn dập. Pha này chính là pha chuyển tiếp để cổ tử cung mở hết ra là 10 cm.Nếu là con so thì cổ tử cung sẽ mềm và ngắn lại sau đó mới giãn và mở. Nếu như con dạ thì xu hướng xảy ra đồng thời cùng một lúc có nghĩa là cuộc chuyển dạ sẽ ngắn hơn.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?

3. Điều gì xảy ra ở giai đoạn hai của chuyển dạ ?

Đây là giai đoạn em bé được sinh ra. Ở giai đoạn hai của chuyển dạ, em bé sẽ đi vào âm đạo (ống đẻ) và bạn sẽ rặn em bé ra để được lần đầu gặp nhau bên ngoài tử cung.

Bạn sẽ cảm thấy áp lực của đầu bé đè vào tiểu khung và với mỗi cơn co bạn cảm thấy đè mạnh hơn, cảm giác mót rặn tăng lên. Lắng nghe cơ thể mình đáp ứng với sự thúc đẩy cơn rặn. Hít thở vài lần giữa cơn rặn giúp bạn sẽ thoải mái hơn.

Em bé sẽ đi sâu hơn vào tiểu khung qua mỗi cơn rặn, nhưng cuối mỗi cơn co, bé thường lùi lại một chút, điều này cũng là bình thường để cơ đáy chậu có thời gian dãn nở. Cứ như vậy bé tiếp tục di chuyển và bạn đang vượt cạn gần đến đích.

Khi nhìn thấy đầu bé ở âm đạo sau mỗi cơn co là bé thập thò muốn ra.

Nữ hộ sinh sẽ nói với bạn khi nhìn thấy đầu của bé, và có thể hướng dẫn bạn cách rặn hoặc hướng dẫn bạn cách khống chế cơn rặn giúp bé cũng được thư giãn để bé sinh ra được nhẹ nhàng, từ tốn.

Sử dụng phương pháp này giúp bảo vệ đáy chậu của bạn (vùng giữa âm hộ và hậu môn). Có thể bạn sẽ cảm thấy nóng bỏng hoặc rát khi âm đạo của bạn giãn nở bao quanh đầu bé. Nữ hộ sinh có thể sử dụng miếng gạc ấm để hỗ trợ đáy chậu ngăn chặn sự rách tự nhiên vì lúc đó nó bị kéo căng và dài.

Khi bé được sinh ra, bé sẽ được đặt lên bụng mẹ và lau khô bằng khăn sạch sau đó đặt trực tiếp da kề da trên ngực mẹ.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?

4. Điều gì xảy ra ở giai đoạn ba của chuyển dạ ?

Giai đoạn ba bắt đầu từ khi bé được sinh ra kết thúc khi bánh nhau được sổ ra ngoài và tử cung của bạn trống rỗng nên sẽ co lại ngay sau sinh.

Các cơn co thắt cũng sẽ nhận thấy nhưng yếu hơn so với lúc đầu. Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung và di chuyển xuống âm đạo. Bạn sẽ cảm thấy mót rặn để đẩy nhau thai ra.

Theo thông lệ bạn sẽ được tiêm một thuốc giúp cho tử cung co hồi trở lại và đẩy bánh nhau bong một cách hoàn chỉnh. Bạn không cần phải làm gì, như khi nó bong ra nữ hộ sinh sẽ lấy bánh nhau và màng nhau ra để kiểm tra sự toàn vẹn của bánh nhau và màng nhau.

Cho dù giai đoạn ba của bạn có tự nhiên hay xử trí tích cực, bạn cũng được đợi vài phút để kẹp dây rốn, điều này mang lại nhiều lợi ích cho bé.

Cuối cùng bạn có thể ôm con và ngắm con trong vòng tay để cảm nhận rõ hơn về con của mình ngoài đời với một niềm hạnh phúc vô tận được làm mẹ.

Không phải bất kì phụ nữ nào cũng biết được các giai đoạn của quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào, thậm chí với cả các bà mẹ đã từng sinh con trước đó. Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc đặc biệt và ưu ái nhất cho các bà mẹ và em bé, Bệnh viện Đa khoa Vinmec có cái gói Thai sản trọn gói, Mẹ bầu được đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn, theo dõi và chăm sóc chu đáo trong suốt thời kỳ thai nghén cho đến khi sinh nở. Và cả sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi và sự chăm sóc tận tình, chuyên nghiệp.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe