Các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Để biết thai nhi có đang phát triển tốt không căn cứ vào các dấu hiệu về cân nặng, cử động thai, độ dài, kích thước thai nhi qua từng tuần tuổi. Trong đó, cân nặng và cử động thai là 2 dấu hiệu rõ ràng nhất.

1. Dấu hiệu về cân nặng và kích thước

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là thước đo cho thấy dấu hiệu thai đang phát triển tốt hay không. Bảng theo dõi cân nặng thai nhi giúp theo dõi chính xác sự phát triển của thai nhi về cân nặng, kích thước qua từng tuần tuổi.

Tuổi thai (tuần) Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1,6 cm 1 gam
Tuần thứ 9 2,3 cm 2 gam
Tuần thứ 10 3,1 cm 4 gam
Tuần thứ 11 4,1 cm 7 gam
Tuần thứ 12 5,4 cm 14 gam
Tuần thứ 13 7,4 cm 23 gam
Tuần thứ 14 8,7 cm 43 gam
Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam
Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam
Tuần thứ 17 13,0 cm 140 gam
Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam
Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam
Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam
Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam
Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam
Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam
Tuần thứ 24 30,0 cm 600 gam
Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam
Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam
Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam
Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam
Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam
Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam
Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam
Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam
Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam
Tuần thứ 34 45,0 cm 2146 gam
Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam
Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam
Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam
Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam
Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam
Tuần thứ 40 51,2 cm 3462 gam

Bằng việc thăm khám định kỳ, mẹ bầu sẽ so sánh số liệu với bảng theo dõi cân nặng thai nhi để biết con mình có đang phát triển tốt không, thai nhi có bị nhỏ hoặc lớn hơn so với chuẩn cân nặng không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.

Trắc nghiệm: Bạn có biết nên khám thai lần đầu vào lúc nào không?

Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn xác định chính xác mình có mang thai hay không? Thai nhi đã vào buồng tử cung hay chưa?... Vì vậy, nếu chưa biết khám thai lần đầu vào lúc nào, trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Nếu cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe, cụ thể:

  • Nếu thai quá lớn sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Hơn nữa, khi kích thước của bé lớn hơn khoảng 3cm so với bảng tiêu chuẩn, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì,... ngay từ trong bụng mẹ.
  • Nếu thai nhi phát triển thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám xác định nguyên nhân. Thai nhi quá nhẹ cân có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh phổi, sức đề kháng kém, thậm chí còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ sau này.

2. Dấu hiệu về cử động thai

Cử động thai hay còn gọi là thai máy là những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như xoay trở mình, động tay chân hay toàn thân mà người mẹ có thể cảm nhận được.


Cử động thai là một trong những biểu hiện cho thấy sức khoẻ của thai nhi
Cử động thai là một trong những biểu hiện cho thấy sức khoẻ của thai nhi

Cử động thai là một trong những biểu hiện cho thấy sức khoẻ của thai nhi. Số lần thai máy giảm có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay thai nhi máy yếu có thể do thai suy hay thai đã chết.

Để theo dõi cử động thai, bà mẹ phải chú ý, có sự nhạy cảm để nhận biết thai máy. Đó là những cử động giống như những tiếng gõ nhịp vào thành bụng lệch hay méo về một bên. Không dễ dàng để nhận biết được điều này nhưng các bà mẹ phải học cách để nhận biết, đếm và theo dõi cử động thai mỗi ngày.

Sức khoẻ thai nhi thể hiện ở cử động thai như sau:

  • Khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút, 3 lần trong một ngày - đây là dấu hiệu thai phát triển tốt
  • Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ cần đi nằm và đếm cử động thai trong một giờ, hay từ 2-4 giờ.
  • Nếu trong 1 giờ có nhiều hơn 4 cử động thai thì thai nhi khoẻ mạnh.
  • Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày (thai nhi vẫn khoẻ mạnh).
  • Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hoặc tất cả những cử động thai yếu, bà mẹ cần nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.

Mẹ bầu cần trang bị những kiến thức về việc theo dõi các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt hay gặp vấn đề gì để kịp thời giải quyết, can thiệp, kết hợp với khám thai định kỳ để có các đánh giá về tình hình phát triển của thai nhi một cách tổng quan, chính xác nhất.

Video đề xuất:

Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?

Bác sĩ Trần Thị Phương Loan nguyên là Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; Bác sĩ điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai trước khi là bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc như hiện nay.

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe