Thuốc hỗn dịch uống Lahm có thành phần chính bao gồm Nhôm oxyd, Magnesi hydroxyd và Simethicon. Thuốc Lahm được sử dụng với tác dụng làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, viêm thực quản và viêm loét dạ dày.
1. Thuốc Lahm là thuốc gì?
Thuốc Lahm được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, chế phẩm dạng gói, bên trong chứa hỗn dịch màu trắng, có dạng giống sữa, mùi thơm, vị ngọt. Thuốc hỗn dịch uống Lahm được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxyd và Simethicon với hàm lượng vừa đủ.
Nhôm hydroxide hay còn được gọi là Aluminum hydroxide được tìm thấy trong tự nhiên có tác dụng làm tăng độ pH trong dạ dày để kháng lại với axit. Uống Nhôm hydroxyd khi đói có thể giúp thuốc đi qua dạ dày rỗng và nhanh chóng cải thiện tình trạng dạ dày bị dư thừa axit. Nhôm hydroxyd cũng được cho là có thể làm giảm nồng độ Phosphat trong máu ở những người mắc bệnh lý về thận.
2. Công dụng của hỗn dịch uống Lahm
Với 3 dược chất là nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxyd và Simethicon thì hỗn dịch uống Lahm mang đầy đủ những tác dụng dược lý của cả 3 chất này.
- Nhôm hydroxyd: Có tính chất kháng lại acid trong dạ dày vì vậy tăng khả năng trung hòa acid dạ dày chậm hơn tác dụng của nhóm magie và calci. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh lý loét dạ dày thì thuốc hỗn dịch uống Lahm có thể ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin. Sinh khả dụng của thuốc hỗn dịch uống Lahm phát huy tối đa khi uống vào lúc đói hay dạ dày rỗng.
- Magnesi hydroxyd: Cũng tương tự như nhôm hydroxyd, nó cũng có tính kháng và trung hòa acid trong dạ dày với thời gian nhanh hơn. Ngoài ra, dược chất này cũng có tác dụng như loại thuốc thẩm thấu giúp nhuận tràng, dẫn nước vào để kích thích ruột bài tiết. Vì vậy cải thiện rất tốt tình trạng táo bón kéo dài.
- Simethicone: Có tác dụng làm vỡ các bóng khí ở ruột, vì vậy dược chất này có công dụng dụng rất tốt trong điều trị các rối loạn tiêu hóa, chứng đầy hơi, chướng bụng, cảm giác khó chịu ở dạ dày - ruột.
Thuốc hỗn dịch uống Lahm được chỉ định trong điều trị một số trường hợp:
- Ợ nóng, đầy hơi;
- Điều trị triệu chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày- tá tràng;
- Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản;
- Điều trị bệnh lý viêm thực quản.
Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc hỗn dịch uống Lahm có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị bệnh.
3. Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Lahm
Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc hỗn dịch uống Lahm.
Cách dùng hỗn dịch uống Lahm:
- Uống hỗn dịch uống Lahm vào thời điểm giữa hoặc sau bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Lắc đều hỗn dịch uống để thuốc được hấp thu dễ dàng và tốt hơn;
- Thuốc hỗn dịch uống Lahm sẽ có tác dụng tốt nhất khi được sử dụng riêng biệt mà không có sự can thiệp của các chất lỏng khác. Nếu cảm thấy khó khăn khi sử dụng thuốc dạng hỗn dịch, bạn có thể cho thuốc vào ngăn mát tủ lạnh để cải thiện mùi vị. Tuy nhiên, bạn không nên cho thuốc hỗn dịch uống Lahm vào ngăn đá;
- Không ngưng sử dụng thuốc hỗn dịch uống Lahm khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn. Việc ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể khiến thuốc mất tác dụng điều trị.
Thuốc Lahm liều dùng thông thường như sau::
- Người lớn: 1 gói thuốc / lần và uống làm 4 lần một ngày;
- Trẻ em: 1/2 gói / lần và uống làm 4 lần một ngày.
Trường hợp quên liều hỗn dịch uống Lahm:
- Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc hỗn dịch uống Lahm đúng giờ và liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Uống thuốc đúng giờ sẽ đảm bảo hiệu quả và công dụng của thuốc đạt tốt nhất;
- Nếu bạn quên một liều, hãy sử dụng thuốc hỗn dịch uống Lahm ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, trong trường hợp khoảng cách về thời gian uống thuốc quá gần với liều sử dụng tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên và uống thuốc theo đúng chỉ định;
- Tuyệt đối không dùng hỗn dịch uống Lahm gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.
Trường hợp quá liều:
- Thông thường, khi dùng quá một liều thuốc hỗn dịch uống Lahm sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng;
- Trong trường hợp sử dụng hỗn dịch uống Lahm và có các triệu chứng sốc phản vệ thì hãy gọi ngay cho cấp cứu. Người nhà cần mang theo toa thuốc Lahm, lọ, hộp, vỏ, nhãn thuốc mà người bệnh đã sử dụng.
4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Lahm
Tác dụng phụ không mong muốn của hỗn dịch uống Lahm bao gồm:
- Làm tăng nồng độ magnesium trong huyết thanh nếu sử dụng thuốc với liều cao và trong thời gian dài;
- Suy giảm hay mất phosphat nếu điều trị với liều cao trong thời gian dài.
Đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của hỗn dịch uống Lahm. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết các tác dụng phụ không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Lahm.
5. Tương tác của thuốc Lahm
Tương tác thuốc hỗn dịch uống Lahm có thể làm thay đổi tính chất và tác dụng của thuốc. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, các loại thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung.
Khuyên không nên phối hợp thuốc hỗn dịch uống Lahm với:
- Với nhóm thuốc Quinidin: Do làm gia tăng nồng độ Quinidin trong máu và gây ra nguy cơ quá liều;
- Thận trọng khi phối hợp với các loại thuốc kháng histamin H2, Atenolol, Chloroquin, Cyclin, Diflunisal, Digoxin, Tetracycline, Diphosphonate, Ethambutol, Fluoroquinolon, Penicillamin, Propranolol, muối sắt có thể giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa;
- Sử dụng sử dụng ngắt quãng với các thuốc trên (trên 2 giờ và trên 4 giờ đối với Fluoroquinolon).
Lưu ý khi phối hợp thuốc hỗn dịch uống Lahm:
- Dẫn xuất thuộc nhóm Salicylate: Tăng bài tiết các Salicylat ở thận nguyên nhân do kiểm hóa nước tiểu;
- Lactitol: Gây ra giảm tính acid của phân. Không kết hợp trong trường hợp mắc bệnh lý não gan.
6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Lahm
Thuốc hỗn dịch uống Lahm chống chỉ định trong các trường hợp như sau:
- Mẫn cảm hay nhạy cảm với một trong các thành phần của thuốc;
- Người bị bệnh suy thận nặng;
- Người bị nhiễm kiềm, magnesi máu tăng cao, người bị giảm phosphat máu.
Những đối tượng sau đây không nên sử dụng hỗn dịch uống Lahm hoặc thảo luận với bác sĩ điều trị về rủi ro và hiệu quả điều trị khi dùng thuốc.
- Người bị bệnh đái tháo đường;
- Người thẩm phân phúc mạc mạn tính (có nguy có bệnh não nguyên nhân do tích tụ nhôm);
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc hỗn dịch uống Lahm, trừ chỉ định của bác sĩ điều trị sau khi cân nhắc lợi ích và rủi ro của việc dùng thuốc. Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai trong lúc sử dụng thuốc thì hãy thông báo cho bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời;
- Chưa có thông báo về việc thuốc thuốc hỗn dịch uống Lahm có đi qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc;
- Người cao tuổi có thể nhạy cảm với các thành phần của thuốc hỗn dịch uống Lahm. Do đó, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc về liều lượng dùng thuốc khi kê thuốc cho đối tượng này.
Cách bảo quản thuốc hỗn dịch uống Lahm:
- Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản của thuốc hỗn dịch uống Lahm trong tờ rơi của nhà sản xuất. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (20 đến 25 độ C), tránh nơi có nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp;
- Giữ thuốc thuốc hỗn dịch uống Lahm tránh xa tầm tay trẻ em và các loại thú nuôi trong nhà. Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm hay ngăn mát tủ lạnh;
- Thuốc hỗn dịch uống Lahm hết hạn hoặc không có nhu cầu sử dụng, vui lòng vứt bỏ theo quy định. Không bỏ thuốc vào bồn cầu hay bồn rửa và cống thoát nước, trừ trường hợp đặc biệt bạn được hướng dẫn xử lý như vậy;
- Không đưa thuốc của bạn cho người khác, kể cả bạn biết họ có các triệu chứng tương tự.
Tóm lại, công dụng thuốc Lahm là làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, viêm thực quản và viêm loét dạ dày. Bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để phát huy hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.