Các chỉ định phẫu thuật lấy thai phức tạp

Phẫu thuật lấy thai là một phương pháp phẫu thuật được áp dụng trên sản phụ để lấy thai nhi, nhau thai cùng với màng ối ra khỏi tử cung của người phụ nữ thông qua một vết mổ được thực hiện ở thành tử cung. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn rất cao vì có khả năng để lại rất nhiều tai biến cho người mẹ, đặc biệt là những phẫu thuật lấy thai phức tạp hoặc trường hợp thai lớn.

1. Tổng quan về phẫu thuật lấy thai

Phẫu thuật lấy thai là một phương pháp đặc biệt trong sản khoa, với mục đích lấy bào thai từ tử cung người mẹ ra ngoài nhờ vào kỹ thuật mở bụng và mở tử cung.

Trước đây, phẫu thuật lấy thai gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ như chảy máu, nhiễm trùng và thậm chí là tử vong, tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ trong kỹ thuật mổ, quy trình vô khuẩn, kháng sinh cũng như gây mê cho bệnh nhân mà phẫu thuật lấy thai ngày càng được áp dụng nhiều hơn để có thể đưa thai nhi ra ngoài một cách an toàn nhất.

Những chỉ định của phẫu thuật lấy thai bao gồm:

  • Những vấn đề từ thai như ngôi thai bất thường, thai to, thai suy hoặc những bệnh lý thai sản với chống chỉ định sinh bằng đường âm đạo.
  • Những vấn đề về phần phụ của thai
  • Những vấn đề liên quan đến đường sinh dục của người mẹ
  • Mẹ mắc phải một số bệnh lý không thể thực hiện phẫu thuật lấy thai
  • Một số nguyên nhân khác.

Trên thực tế lâm sàng, có rất nhiều trường hợp khác nhau được bác sĩ chỉ định phẫu thuật lấy thai, một số ví dụ điển hình thường gặp như là:

  • Bất xứng đầu chậu
  • Khung chậu người mẹ hẹp
  • Thai lớn
  • Trong khám lâm sàng, khi thực hiện nghiệm pháp lọt thì không thành công
  • Sản phụ gặp phải tình trạng dọa vỡ tử cung
  • Sản phụ khi được thực hiện khởi phát chuyển dạ nhưng không thành công và không có cơn co tử cung xuất hiện
  • Sản phụ gặp phải tình trạng rối loạn cơn co tử cung và không xử lý bằng thuốc
  • Do tử cung của sản phụ có vết sẹo cũ, khoét chóp...
  • Sản phụ mắc phải bệnh lý ung thư cổ tử cung, có thể là tại chỗ hoặc lan tỏa.
  • Nhau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm có hiện tượng ra máu
  • Nhau bong non
  • Sa dây rốn
  • Một số tình trạng ngôi thai bất thường như ngôi mặt cằm sau, ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm ngang...
  • Thai con so, ước tính trọng lượng thai lớn hơn 3kg
  • Sản phụ xuất hiện tình trạng chuyển dạ tiến triển chậm bất thường
  • Sản phụ có vết mổ lấy thai cũ từ những lần sinh nở trước đó
  • Suy thai trong giai đoạn chuyển dạ
  • Thai kém phát triển
  • Thai vượt quá ngày sinh dự kiến những bệnh nhân gặp phải một số tình trạng bệnh lý có chống chỉ định với khởi phát chuyển dạ.

Thai lớn là một trong những trường hợp có chỉ định mổ lấy thai
Thai lớn là một trong những trường hợp có chỉ định mổ lấy thai

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phẫu thuật lấy thai phức tạp mà sản phụ cần lưu ý. Điển hình là phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân đã có sẹo mổ cũ. Khi thực hiện phẫu thuật lấy thai trên những đối tượng sản phụ này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn do sản phụ đã từng trải qua quá trình mổ trước đó, khiến cho ổ bụng bị dính bởi rất nhiều dây chằng cũng như mạc nối trong ổ bụng.

Ngoài ra, một số cấu trúc giải phẫu cũng có thể bị thay đổi so với vị trí ban đầu khiến quá trình phẫu thuật lấy thai trở nên rất vất vả, bao gồm nhiều công đoạn như gỡ dính, cầm máu... và tồn tại nhiều nguy cơ cho sản phụ trong và sau quá trình phẫu thuật.

Do đó, phẫu thuật lấy thai cần được chỉ định cụ thể từ bác sĩ điều trị thông qua việc khai thác tiền sử bệnh nhân, khám lâm sàng cũng như một số cận lâm sàng hỗ trợ để có thể đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.


Phẫu thuật lấy thai là một phương pháp đặc biệt trong sản khoa, với mục đích lấy bào thai từ tử cung người mẹ ra ngoài nhờ vào kỹ thuật mở bụng và mở tử cung
Phẫu thuật lấy thai là một phương pháp đặc biệt trong sản khoa, với mục đích lấy bào thai từ tử cung người mẹ ra ngoài nhờ vào kỹ thuật mở bụng và mở tử cung

2. Quy trình phẫu thuật lấy thai phức tạp

Khi thực hiện phẫu thuật lấy thai phức tạp, điển hình là có sẹo mổ cũ trên cơ thể sản phụ thì cần có một số chú ý như sau:

Bước 1: Mở bụng

Thực hiện mở bụng bằng đường trắng giữa rốn sản phụ, cũng có thể lựa chọn mở bụng bằng đường ngang phía trên mu.

Trường hợp sẹo mổ cũ nằm trên 2 đường này thì tiếp tục rạch theo đường mổ cũ để đi vào những lớp bên trong ổ bụng, chú ý không gây tổn thương đến một số tạng trong cơ thể.

Bước 2: Bộc lộ phần phía dưới tử cung

Tiến hành gỡ dính do vết mổ cũ gây ra, sau đó cầm máu cho bệnh nhân.

Bước 3: Tiến hành mở phúc mạc dưới tử cung

Rạch ngang phần cơ tử cung, rạch đến phần phía dưới cơ tử cung cho đến khi gặp màng ối.

Tiếp theo, mở đoạn phía dưới tử cung ở vị trí giữa và cần cẩn thận ở giai đoạn này vì rất dễ chạm vào phần thai nhi bên dưới, mở rộng đường rạch sang 2 bên cho những công đoạn tiếp theo được dễ dàng hơn.

Bước 4: Thực hiện lấy thai và rau thai

Nếu là ngôi đầu thì lấy đầu thai trước, ngược lại nếu không phải ngôi đầu mà là những ngôi khác thì thực hiện lấy chân thai hoặc mông thai tùy trường hợp cụ thể. Lau phần nhớt quanh miệng đứa trẻ bằng một miếng gạc mỏng, sau đó dùng kẹp để kẹp và tiến hành cắt dây rốn, cuối cùng là tiêm tĩnh mạch chậm cho trẻ 10 đơn vị Oxytocin.

Thực hiện lấy rau thai bằng cách kéo dây rốn đồng thời ấn vào phần đáy của tử cung, làm sạch buồng tử cung và kiểm tra tình trạng chảy máu trên bệnh nhân.

  • Khâu vết rạch tử cung và khâu phúc mạc
  • Lau ổ bụng và thực hiện kiểm tra tử cung, phần phụ và những cơ quan xung quanh, có thể đặt dẫn lưu ổ bụng trong một số trường hợp cần thiết
  • Đếm gạc để tránh bỏ sót trong quá trình phẫu thuật
  • Tiến hành đóng ổ bụng theo các lớp giải phẫu
  • Lấy máu, lau âm đạo cho sản phụ.

Sau phẫu thuật lấy thai thì cần theo dõi tổng trạng của bệnh nhân bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu, sự co hồi của tử cung, theo dõi tình trạng chảy máu tử cung, vết mổ cũng như ống dẫn lưu của bệnh nhân để kịp thời xử lý những tình trạng bất thường diễn ra. Có thể, cho sản phụ uống thuốc giảm đau, ăn thức ăn lỏng và vận động sớm trong những ngày đầu sau phẫu thuật lấy thai.


Có thể cho sản phụ uống thuốc giảm đau, ăn thức ăn lỏng và vận động sớm trong những ngày đầu sau phẫu thuật lấy thai
Có thể cho sản phụ uống thuốc giảm đau, ăn thức ăn lỏng và vận động sớm trong những ngày đầu sau phẫu thuật lấy thai

3. Kết luận

Phẫu thuật lấy thai, đặc biệt là những phẫu thuật lấy thai phức tạp là phương pháp phẫu thuật trên phụ nữ mang thai nhằm đưa được thai nhi và phần phụ của thai ra ngoài theo chỉ định của bác sĩ. Vì đây là một biện pháp xâm lấn có thể gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé nên cần được chỉ định rõ ràng bởi bác sĩ điều trị, tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe