BMI, kích thước vòng eo và các cách khác để xem bạn có thừa cân không

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết.

Thuật ngữ BMI ( chỉ số khối lượng cơ thể) được sử dụng để đánh giá xem cân nặng của bạn nằm trong phạm vi nào, dựa trên tỷ số giữa chiều cao và cân nặng. Đây là chỉ số được sử dụng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên BMI liệu có phải là cách tốt nhất để biết được cơ thể mình thuộc tình trạng nào?

1. Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI là chỉ số đo cân nặng của cơ thể, được tính từ chiều cao và cân nặng của một người. BMI được chia thành bốn loại:

  • Thiếu cân: BMI dưới 18,5
  • Bình thường: BMI nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9
  • Thừa cân: BMI nằm trong khoảng từ 25 đến 29,9
  • Béo phì: BMI có chỉ số từ 30 trở lên

Nhưng những con số này thực sự hữu ích như thế nào?

Theo một nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 90 đến 95% dân số cho răng, BMI là một thước đo chung về béo phì.

Nhưng một số nhà phê bình lại có một cái nhìn khác, họ cho rằng để xác định béo phì cần một mức cắt nhất định trên thang đo BMI. Việc đánh liệu rằng người đó béo phì chỉ dựa trên kích thước của họ thực sự không phải là phương pháp hữu ích và khá lỗi thời.

Trên thực tế, có rất nhiều người thừa cân nhưng họ vẫn rất khỏe mạnh, chỉ số BMI không thực sự phản ánh đúng những rủi ro về sức khỏe. Họ thừa cân và chỉ số BMI ở phạm vi béo phì, tuy nhiên sức khỏe của họ lại khá ổn định với nồng độ cholesterolhuyết áp ở mức ổn định, lượng đường trong máu cũng ở trong khoảng hợp lý. Dường như không có bất kỳ ảnh hưởng sức khỏe nào liên quan đến trọng lượng dưa thừa của họ.

Mặc dù BMI hữu ích như một công cụ sàng lọc nhanh nhưng nếu chỉ nhìn vào con số đó để đánh giá là không đủ.


Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 báo hiệu bạn đang thừa cân
Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 báo hiệu bạn đang thừa cân

2. Hạn chế của BMI

Chỉ số BMI không cho xác định được bất cứ thành phần nào khác trong cơ thể bạn, chẳng hạn như cơ thể bạn có bao nhiêu chất béo... Đó là lý do tại sao kết luận chỉ dựa trên con số này có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt là khi nói đến một số vấn đề dưới đây:

  • Bạn có bao nhiêu cơ: Một người có chỉ số BMI cao nhưng không có nhiều mỡ trong cơ thể. Mô cơ của họ đẩy trọng lượng lên. Ví dụ: Một cầu thủ bóng đá hoặc một người xây dựng thì cơ thể họ rất cơ bắp. Chỉ số BMI của họ xuất hiện khá cao, nhưng chất béo trong cơ thể lại khá thấp.
  • Mức độ hoạt động của bạn: Một người ít hoạt động có thể có chỉ số BMI trong phạm vi bình thường, có nhiều mỡ trong cơ thể, mặc dù ngoại hình của họ trông rất bình thường. Chẳng hạn như ở người già, chỉ số BMI nhìn vào có thể ở trong phạm vi bình thường, tuy nhiên thực tế tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể khá cao so với tổng khối lượng cơ thể
  • Chất béo tích tụ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể: khi chất béo tích tụ ở bụng (mỡ bụng) khiến bạn có nguy cơ về sức khỏe cao hơn ở các vị trí khác. Chất béo tích tụ vùng bụng, nguy cơ mắc bệnh timtiểu đường type 2 sẽ tăng lên. Chất béo tích tụ ở hông và đùi ít có khả năng gây hại.
  • Tuổi tác: khái niệm về một chỉ số BMI lý tưởng có thể thay đổi theo tuổi tác. Các chuyên gia cho rằng, những người lớn tuổi có thể thừa cân một chút, tuy nhiên chỉ số BMI nên giới hạn ở mức 30.
  • Sự khác biệt giữa các dân tộc: Có rất nhiều sự khác biệt về BMI và nguy cơ sức khỏe giữa các nhóm dân tộc. Ví dụ, người Mỹ gốc Á có xu hướng mắc các nguy cơ rủi ro về sức khỏe, bao gồm nguy cơ về bệnh tiểu đường với chỉ số BMI thấp hơn người da trắng. Chỉ số BMI khỏe mạnh cho người châu Á dao động từ 18,5 đến 23,9, thấp hơn so với phạm vi tiêu chuẩn. Và người châu Á được coi là béo phì, nếu chỉ số BMI từ 27 trở lên, so với chỉ số béo phì tiêu chuẩn BMI là 30 hoặc cao hơn.

Theo định nghĩa tiêu chuẩn của thừa cân là chỉ số BMI từ 25 trở lên. Nhưng nếu bạn đến từ Ấn Độ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên với chỉ số BMI rơi vào khoảng 21 hoặc 22.

Ngược lại, nhiều người Mỹ gốc Phi có thể có chỉ số BMI cao, nhưng không có rủi ro sức khỏe kèm theo. So với người da trắng có cùng trọng lượng và chỉ số BMI, người Mỹ gốc Phi có xu hướng ít mỡ nội tạng và khối lượng cơ bắp nhiều hơn. Do đó, một người Mỹ gốc Phi có chỉ số BMI là 28, theo biểu đồ thì được gọi là thừa cân, tuy nhiên cơ thể họ hoàn toàn khỏe mạnh như một người da trắng với chỉ số BMI là 25.


Chỉ số BMI không cho kết quả chính xác giữa các nhóm dân tộc khác nhau
Chỉ số BMI không cho kết quả chính xác giữa các nhóm dân tộc khác nhau

3. Các cách khác để kiểm tra xem bạn thừa cân hay không

Ngoài BMI, bạn có thể sử dụng cách khác để kiểm tra xem mình có thừa cân hay không, chẳng hạn như dùng thước dây để đo:

  • Kích thước vòng eo: Để đo chính xác, thước dây phải đi quanh eo của bạn ở đỉnh xương hông phần lưng dưới và đi vòng quanh rốn.
  • Nhằm ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe do tình trạng thừa cân, nam giới nên giữ kích thước vòng eo của mình không quá 39 hoặc 40 inch và nữ giới không quá 34 hoặc 35 inch. Ngoài ra do sự khác biệt dân tộc, theo Trung tâm Tiểu đường Joslin, đàn ông châu Á nên giữ vòng eo không quá 35,5 inch và phụ nữ châu Á không quá 31,5 inch.
  • Tỷ lệ vòng eo / chiều cao: so sánh số đo vòng eo với chiều cao của bạn. Điều này thậm chí còn hữu ích hơn so với việc chỉ đánh giá chu vi vòng eo. Bình thường, chu vi vòng eo sẽ thấp hơn một nửa so với chiều cao của bạn.

Thước dây có tác dụng kiểm tra xem bạn thừa cân hay không
Thước dây có tác dụng kiểm tra xem bạn thừa cân hay không

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe