Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để tạo nên hệ miễn dịch bền vững và khỏe mạnh cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em nhằm đạt được sự phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như tiêm chủng cho trẻ suy giảm miễn dịch thì cần có những lưu ý nhất định.
1. Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch ở trẻ
Trong thực tế, sự suy giảm miễn dịch ở trẻ em chủ yếu do các biện pháp điều trị gây ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của trẻ đối với việc chủng ngừa. Một số nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch thường gặp ở trẻ gồm:
- Sử dụng thuốc steroid liều cao kéo dài trên 2 tuần
- Azathioprine
- 6-mercaptopurine
- Methotrexate
- Chất kháng TNF (infliximab, adalimumab)
- Suy dinh dưỡng gây suy giảm miễn dịch
2. Suy giảm miễn dịch có nên tiêm phòng?
Việc tiêm chủng là cần thiết đối với tất cả trẻ em, tuy nhiên đối với trẻ suy giảm miễn dịch thì không phải loại vắc-xin nào cũng được khuyến cáo để sử dụng. Vắc-xin gồm 2 loại chính là vắc-xin bất hoạt và vắc-xin sống giảm độc lực, bác sĩ cần phải cân nhắc trước khi cho trẻ tiêm các vắc-xin này.
2.1. Vắc-xin bất hoạt
Đây là loại vắc-xin không chứa virus hay vi khuẩn gây bệnh nên có thể nói là an toàn khi sử dụng cho trẻ bị suy giảm miễn dịch. Những vấn đề của trẻ tiêm chủng khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ không thể tạo ra đáp ứng với vắc-xin, do đó vắc-xin không phát huy được hết tác dụng. Phụ huynh cần đảm bảo trẻ đã được tiêm chủng vắc-xin bất hoạt trước khi được điều trị gây ức chế miễn dịch ít nhất 2 tuần. Các loại vắc xin bất hoạt gồm có:
- Vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà
- Vắc-xin phòng bại liệt bất hoạt
- Vắc-xin cúm type B
- Vắc-xin phòng HPV
- Vắc-xin phế cầu
- Vắc-xin não mô cầu
- Vắc-xin viêm gan A và B
- Vắc-xin cúm
Nếu trẻ đang tham gia điều trị ức chế miễn dịch nhưng không thể dừng được thì bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng vắc-xin bất hoạt theo lịch tiêm chủng thông thường, một số trường hợp cũng cần điều chỉnh thời gian dùng vắc-xin. Lưu ý đối với vắc-xin viêm gan B có thể cần phải xét nghiệm máu để xác định khả năng đáp ứng của trẻ với vắc-xin.
2.1. Vắc-xin sống giảm độc lực
Đây là loại vắc-xin có chứa virus hoặc vi khuẩn gây bệnh nhưng đã được bào chế nhằm làm suy yếu độc lực của chúng. Trẻ suy giảm miễn dịch không nên sử dụng loại vắc-xin này vì có khả năng bị nhiễm bệnh. Nếu sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực trước khi điều trị ức chế miễn dịch thì thời gian tối thiểu nên là khoảng 4-6 tuần. Các loại vắc-xin sống thường dùng gồm có:
- Vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella)
- Vắc-xin thủy đậu
- Vắc-xin cúm dùng đường xịt
- Vắc-xin phòng Rotavirus
Nếu trẻ đang tham gia điều trị ức chế miễn dịch thì các thành viên trong gia đình cũng nên đi tiêm phòng để giữ cho trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên cần phải lưu ý việc tiêm vắc-xin trong một số trường hợp có thể biến chính các thành viên trong gia đình trở thành nguồn lây nhiễm cho trẻ vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ rất yếu. Vì vậy khi tiêm chủng cần chú ý một số điều sau:
- Các vắc-xin an toàn cho gia đình: vắc-xin MMR, vắc-xin phòng sốt vàng da, vắc-xin thương hàn (uống)
- Các vắc-xin an toàn nhưng cần thận trọng: vắc-xin thủy đậu, vắc-xin Rotavirus
- Các vắc-xin bất hoạt đều an toàn cho việc sử dụng
Khi trẻ ngừng sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch không nên đưa trẻ đi tiêm chủng ngay vì tác dụng của liệu pháp này có thể kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng. Nên đợi ít nhất 3 tháng rồi mới tiêm vắc-xin cho trẻ để hệ miễn dịch có thời gian hồi phục và đáp ứng tốt với việc chủng ngừa.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn cơ sở tiêm chủng cho trẻ suy giảm miễn dịch vì lúc này cơ thể của trẻ rất yếu nên cần sự chăm sóc đặc biệt của bác sĩ.
Với mong muốn tạo hệ miễn dịch cũng như bảo đảm sức khỏe tốt cho mọi người, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin cũng như quy trình thực hiện, bởi:
Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng nhắc lại đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia để tránh các trường hợp quên lịch sử tiêm chủng.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.